Page 136 - Tâm lý trị liệu
P. 136
tiết, nhờ biết trước thân chủ (người bệnh) do khám hỏi mà các tình tiết được
phát triển có định hướng, phù hợp với người diễn.
3. Cùng trao đổi tranh luận: Sau khi kết thúc diễn xuất, cả nhóm cùng
trao đổi chia sẻ, sao cho mọi người cùng tham gia, cùng biểu lộ xúc cảm. Nếu
không có ai trong nhóm cảm thông chia sẻ với thân chủ (người diễn) thì xem
như buổi tâm kịch không thành công (vì thân chủ vẫn cô đơn, có nồi khổ tâm
mà không biết chia sẻ cùng ai).
Sử dụng thành công phương pháp tâm kịch nhằm mục đích điều chỉnh
người bệnh là không dễ dàng, vì không phải ai cũng có khả năng diễn kịch.
Do vậy tâm kịch nên được tiến hành theo những thủ thuật khác nhau:
– Độc thoại, diễn xuất một mình, có thể đứng trước gương để vừa biểu
diễn vừa tự kiểm tra.
– Tự mình đóng các vai khác nhau. Đóng xong vai này chuyển sang vai
khác.
– Đóng đảo vai, bố mẹ đóng vai con, con đóng vai bố mẹ hoặc trò đóng
vai thầy, thầy đóng vai trò.
– Dùng kịch câm (do người khác diễn) mô tả lại những cách ứng xử
của thân chủ sao cho gây được những phản ứng xúc cảm của thân chủ.
– Tạo ra những tình huống kịch tính đề nghị thân thủ ứng xử như là một
người trong cuộc.
– Có thể tổ chức thành những cuộc thi theo nhóm và xen kẽ với những
trò chơi.
Mục tiêu cuối cùng tủa tâm kịch là giải toả những vướng mắc tạo ra sự
thoải mái trong quan hệ với người khác, thoải mái với chính mình và tạo ra
những hình thức ứng xử mới.
XII. LIỆU PHÁP CỦNG CỐ
Liệu pháp củng cố có cái gì đó gần giống với sự khen thưởng, động
viên. Cha mẹ thường cho phép con mình đi chơi hoặc xem ti vi sau khi chúng