Page 131 - Tâm lý trị liệu
P. 131

– Bước 1: Xác định tính chất sợ hãi và các phản ứng của người bệnh.

               Thực chất đó là sự tái tạo tình huống gây sợ hãi.

                       – Bước 2: Tái tạo quá trình giải cảm ứng nỗi sợ hãi bằng cách đóng vai.

               Thông qua hành vi của vai mình đóng (vai thỏ), bác sĩ biểu thị nỗi sợ hãi của

               người bệnh, còn bệnh nhân thể hiện hình tượng gây sợ hãi (vai chó sói).

               Trong trường hợp này trẻ thể hiện tính hung dữ, thường ở mức độ chúng cảm

               thấy sợ hãi. Hiệu quả trị liệu phụ thuộc vào mức độ nhập vai sợ hãi, phản ứng

               xúc cảm và giải cảm ứng trong ý thức người bệnh.

                       – Bước 3: Gợi ý cách giải quyết thông qua hành vi tương ứng của vai

               do bác sĩ đóng. Sử dụng các mẫu hướng dẫn hành vi bằng cách đổi vai.

               Chẳng hạn hình ảnh gây sợ hãi (chó sói) do bác sĩ đóng đã không còn làm trẻ

               sợ nữa. Trong nhiều trường hợp trẻ sợ ma, sợ bóng đêm, sợ “ông ngáo ộp”,
               sợ đến trường học là do bị hù doạ hoặc sợ cô đơn mà trẻ vốn trước đó đã là

               người nhút nhát. Để giải toả nỗi sợ hãi bóng tối có thể cho trẻ chơi trò “ú tim”

               hoặc “bịt mắt bắt dê” ở trong phòng tối của bác sĩ, đầu tiên có cả bố mẹ, cả

               bác sĩ, sau chỉ còn có bác sĩ và trẻ. Những trẻ nhút nhát sợ bóng tối có thể

               được điều trị giải toả bằng trò chơi “mèo đuổi chuột”. Bác sĩ và người bệnh
               lần lượt đuổi nhau trốn vào phòng tối. Trong khi bị cuốn hút cảm xúc vào trò

               chơi trẻ trở nên bạo dạn, dũng cảm không còn sợ hãi. Một số trẻ có những

               cơn ác mộng vào ban đêm do sợ hãi một tác động tấn công bất ngờ cũng có

               thể điều trị có hiệu quả bằng trò chơi “trốn tìm”. Đầu tiên cho trẻ trốn vào

               phòng bác sĩ không có đèn, sau đó bố, mẹ hoặc người lớn khác lần lượt đeo
               mặt nạ vào tìm trẻ rồi các vai được đổi, người lớn lần lượt trốn vào trong

               phòng bác sĩ không có đèn, còn trẻ mang mặt nạ “đáng sợ” đi tìm họ trong

               trường hợp này nhiều khi trẻ tỏ ra thích thú hơn là lúng túng sợ hãi.


               X. LIỆU PHÁP HÌNH VẼ - TRANH

                       Hình vẽ – tranh là một phương thức thể hiện quen thuộc của trẻ. Nó

               phản ánh nhu cầu nhận thức, giao tiếp ngoài ngôn ngữ là sự khúc xạ thực tại

               xung quanh trong ý thức cua trẻ. Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, tranh vẽ phản
   126   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136