Page 135 - Tâm lý trị liệu
P. 135

Trong kịch tâm lý, kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng, thân chủ

               phải diễn xuất (đóng kịch), do vậy họ có thể biểu lộ hết tình cảm (những tâm

               tư thầm kín ra với bất kỳ ai, họ phải biết kết hợp, cả lời nói và điệu bộ với

               những vận động của cơ thể, họ phải xuất hiện trước người khác. Nhờ vậy họ
               giải toả dưới những mặc cảm, những ấm ức dồn nén và có thể “bước ra khỏi”

               cái tôi “khép kín” của họ để hòa nhập với người khác.


                       Theo các chuyên gia trị liệu bằng tâm kịch bao gồm những yếu tố chủ

               yếu sau đây: lời nói, điệu bộ, cử chỉ và người cùng diễn. Lời nói không chỉ là
               nội dung mà còn là cách phát âm (nói nhỏ hay la hét, giận dữ hay thổn

               thức…): Cùng với lời nói là điệu bộ, cử chỉ, sự vận động của thân thể, kể cả

               những biến động trong nội tạng (nhịp tim, nhịp thở, trưởng lực cơ…). Nhưng

               quan trọng hơn cả là với các chủ thể – bạn cùng diễn, sao cho tất cả cùng

               nhập cuộc, cả người diễn và người xem như cùng sống trong một bầu không
               khí đồng cảm, cùng bộc lộ hết tâm tư của mình. Chính những buổi tâm kịch

               có thể tạo ra những biến đổi tâm lý tác đông đến nhận thức và cách ứng xử

               của từng cá nhân trong cả nhóm. Nhờ đó có thể xoá bỏ hay giảm nhẹ một

               triệu chứng và dần dần có thể cải tạo tâm tư.

                       Cách thiết kế và tổ chức một buổi tâm kịch nhằm mục đích trị liệu


                       Để một buổi tâm kịch có hiệu quả điều trị một chứng bệnh tâm trí nào

               đó, bác sỹ – nhà trị liệu tâm lý đóng vai trò chủ xướng, đạo diễn, gợi ý (nhưng

               không áp đặt) nhằm hướng đến một mục tiêu trị liệu cụ thể nào đó (ví dụ làm
               giảm tính nhút nhát, sợ giao tiếp với đám đông). Thông thường tâm kịch được

               tiến hành theo 3 giai đoạn:


                       1. Khởi động tâm lý: Còn gọi là giai đoạn nhập cuộc (Warming up).

               Bác sỹ hay nhà trị liệu đóng vai người hướng dẫn tạo bầu không khí nhập
               cuộc như trao đổi tranh luận về chủ đề nội dung, phương pháp, hoặc cùng

               nhau chơi chung một trò chơi


                       2. Hành động: Trong giai đoạn này, một ai đó trong nhóm đứng ra tự

               biên tự diễn một cảnh kịch và trong khi diễn, bác sĩ có thể đề nghị một vài
               người khác cùng tham gia vào các vai phụ hoặc đề nghị phát triển các tình
   130   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140