Page 132 - Tâm lý trị liệu
P. 132

ánh thực tiễn mang tính hình tượng nhiều hơn là hiện thực vì trẻ mô tả đồ vật,

               con người theo cách hiểu của chúng.

                       Các chuyên gia tâm thần học và tâm lý học lâm sàng cho rằng những

               trẻ bị rối nhiễu tâm lý thường cảm nhận và hiểu nhiều hơn điều chúng có thể

               biểu thị bằng lời. Nhiều khi những trẻ này cảm nhận được mối quan hệ mâu

               thuẫn trong gia đình, sự thiếu ân cần chăm sóc của bố mẹ, nhưng chúng

               không thể nói ra được những tình cảm và ý nghĩ này. Do vậy hình vẽ – tranh

               của tre được xem là công cụ chẩn đoán và trị liệu.

                       Chức năng chẩn đoán và trị liệu:


                       Hình vẽ – tranh vẽ tự do hay có chủ đề của trẻ cho ta những hiển biết
               bằng cách nào trẻ tri giác bản thân, cảm nhận các mối quan hệ của mình với

               những người xung quanh (trong gia đình, trường học, ngoài xã hội…) và cách

               chúng nhận thức về thế giới. Hình vẽ được xem là cầu nối giữa các “ý nghĩ”

               hữu cơ và các xung đột nội tâm”. Nhiều nhà phân tâm cho rằng tranh vẽ của

               trẻ phản ánh những thiếu hụt của trẻ trong các trong các quan hệ (né tránh

               các quan hệ, tránh né phải nói, phải nhìn mặt một người lạ…), những hình vẽ
               của trẻ trong buổi tiếp xúc thăm khám ban đầu có giá trị đặc biệt trong việc

               chẩn đoán hoặc đánh giá rối nhiễu: Thường qua hình vẽ trẻ “tìm cách thông

               báo sự khó ở” của bản thân, hoặc qua hình vẽ trẻ sẽ chỉ cho ta biết những

               suy nghĩ, xúc cảm bị dồn nén và cách chúng thoát bỏ những day dứt. Như

               vậy, hình vẽ là ngôn ngữ không lời làm cho cái vô hình trở nên “thấy được”,
               nói lên được điều không nói ra, làm cho “cái vô thức” được bộc lộ.


                       Theo nghiên cứu của Zakharov (1982), khi phân tích trên 1000 bức

               tranh do trẻ bị các chứng rối nhiễu tâm trí tự vẽ và vẽ theo yêu cầu của bác sĩ.

               Ông phát hiện thấy các cháu trai thường vẽ ô tô, tàu thuỷ, các phương tiện
               giao thông và sau đó là các cảnh chiến tranh, còn các cháu gái thường vẻ

               thiên nhiên, nhà, người, động vật (những đề tài quen thuộc). Nhưng những

               hình vẽ theo các chủ đề “đường phố”. “sân chơi”. “ lớp học của em”, vườn

               trẻ”… trong đại đa số các trường hợp là những bức vẽ thể hiện một mình (tức
   127   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137