Page 138 - Tâm lý trị liệu
P. 138
1. Nhận diện “cái củng cố”: Trước hết bác sỹ trị liệu phải nhận diện
những cái gì có thể trở thành cái có ý nghĩa đối với người bệnh, do vậy nó có
vai trò duy trì hành vi như là cái củng cố. Đó có thể là một thứ đồ vật hay một
loại hoạt động được thân chủ ưa thích hoặc là sự chú ý, lời khen từ người
khác hoặc là những thông tin phản hồi mà thân chủ mong chờ, hoặc phiếu
nhận thưởng… Để biết chính xác, cụ thể cái gì có ý nghĩa với thân chủ, người
ta có thể gợi ý các câu hỏi sau đây:
1– Những gì cái gì bạn hình dùng, thích mua và thích tiêu thụ?
2– Những món quà nào làm bạn thích thú?
3– Những hoạt động nào bạn mong muốn tham gia?
4– Những công việc gì bạn thích làm trong thời gian rỗi?
5– Những điều gì trong công việc làm bạn thích thú?
6– Những lời khen nào làm bạn hài lòng?
2. Sử dụng “cái củng cố” để duy trì và tăng cường một hành vi được
chọn là mục tiêu trị liệu.
Sau khi xác định rõ hành vi cần điều chỉnh (ví dụ tính nhút nhát, thiếu
chủ động và sợ tiếp xúc với đám đông…) và những gì có ý nghĩa như là cai
củng cố (kẹo, bút, hay là những phiếu thưởng bé ngoan…), bác sỹ (hay thầy
cô giáo, cha mẹ) tổ chức môi trường hoạt động để trẻ biểu lộ hành vi cần tăng
cường tính chủ động). Trẻ luôn nhận được những lời động viên khuyến khích
hoặc được thưởng một đồ vật hay một phiếu thưởng bé ngoan (tái củng cố
mỗi khi nó thực hiện hành vi này như biểu lộ tính chủ động, có hành vi dũng
cảm…
3. Tăng cường hành vi thích nghi để làm giảm một hành vi kém
thích nghi
Động viên khuyến khích thực hiện một hành vi nào đó mà nhờ vậy làm
giảm hành vi khác (hành vi được chọn làm mục tiêu trị liệu). Chẳng hạn muốn
làm giảm hành vi gây gổ thì cần khuyến khích trẻ chơi hợp tác, chơi công