Page 130 - Tâm lý trị liệu
P. 130
có khó khăn khi bắt đầu chơi thì bác sĩ có thể sử dụng tranh vẽ, kể chuyện
hoặc giới thiệu cho trẻ các đồ chơi và dần dần lôi cuốn trẻ vào trò chơi.
Không nhất thiết phải chơi liên tục, trò chơi có thể ngừng theo yêu cầu
của người bệnh, song họ phải giải thích tại sao. Thường thường ngừng chơi
gắn liền với mất hứng thu hoặc sợ một điều gì đó.
Khi đứa trẻ bắt đầu chơi một mình thì cảm giác thận trọng và lúng túng
sẽ qua đi, khi đã bị cuốn hút thì đứa trẻ bắt đầu mạnh dạn thể hiện cảm xúc
của mình, biểu thị và nói năng mạnh bạo hơn… Một số trẻ, đặc biệt trẻ ở tuổi
mẫu giáo trong những trò chơi tự phát thường có những nhận xét các nhân
vật.. Do vậy, sự quan sát kín đáo hành vi của trẻ và các lời nhận xét trong khi
chơi có thể cung cấp một lượng thông tin đáng kể về đặc điểm khí chất và
tính cách các mối quan hệ của trẻ (kể cả quan hệ gia đình). Chẳng hạn, trong
trò chơi: “mẹ – con” hay “cô giáo – học sinh”, những trẻ gái đóng làm mẹ hoặc
cô giáo có thể cưỡng ép búp bê ăn, ngủ hoặc quát mắng, trừng phạt và lên
mặt dạy đạo đức. Trong trường hợp này, nhà trị liệu dễ dàng biết được những
mâu thuẫn, những dồn nén trong cuộc sống của trẻ, kể cả những mong muốn
của chúng
Trong trò chơi có nguyên tắc thực tế, bình đẳng trong việc thực hiện
các vai chính, vai phụ của bác sĩ cũng như của bệnh nhân. Bác sĩ cùng tham
gia đóng vai do trẻ quy định nếu đóng vai phụ, bác sĩ hoàn toàn phục tùng vai
chính để vai chính thể hiện những hành vi hay nét tính cách không tốt như
hung dữ, dễ tự ái, sợ hãi, lẩn tránh… sau đó đổi vai. Thông qua các vai, trẻ có
được một cái gương soi giúp nó nhận thức được những nét tính cách chưa
tốt của mình và những phản ứng không thích đáng và nhờ đó giúp chúng tự
điều chính hoặc loại trừ nỗi sợ hãi.
Đối với chứng ám sợ, thường là sợ động vật, thực (sợ chuột, sợ sâu sợ
nhện)…, hoặc sợ những con vật trong truyện cổ tích (chó sói, hổ báo…),
phương pháp dùng trò chơi loại bỏ sợ hãi thường gồm 3 bước: làm sống lại
nỗi sợ hãi, phản ứng lai nỗi sợ đó và củng cố kết quả đạt được.