Page 127 - Tâm lý trị liệu
P. 127
Bước 3: Hành động (Act)
Hành động một cách tự nhiên, coi như sự lo hãi không có mặt. Hãy “giả
vờ” xem tình huống lo lắng đó là bình thường như mọi tình huống khác. Để
làm được điều này, hãy quán tưởng thả lỏng tất cả các cơ, làm cơ thể mềm
ra và mọi hoạt động được quán tưởng chậm lại (hơi thở chậm lại, nhịp tim
chậm lại, những hành vi khác cũng chậm lại) nhưng không dừng lại, không bỏ
chạy, không lảng tránh…
Bước 4: Nhắc lại (Repeat) bước 1, 2, 3
Chú tâm theo dõi mọi diễn biến của cảm giác lo hãi này cho đến tận khi
nó giảm xuống tới mức thoải mái và tiếp tục tự ám thị “hãy chấp nhận, quan
sát và hành động bất chấp mọi sự có mặt của nó”.
Bước 5: Mong muốn (Expect) một điều tốt đẹp nhất sẽ xảy ra
Hãy tự nói với mình rằng cái ta lo lắng hiếm khi xảy ra, rằng cảm giác
tiêu cực này sẽ qua mau thôi. Đừng chán nản khi lát sau cảm giác lo lắng lại
xuất hiện. Thay vào đó, cảm nhận, phát hiện nơi mình những năng lực giải
quyết đương đầu với stress. Hãy nhớ rằng chừng nào ta còn sống thì những
lo lắng– stress còn đến thăm ta. Chấp nhận sự thật này và đưa mình vào vị trí
tốt hơn, để sẵn sàng đương đầu với stress khi nó quay lại.
IX. LIỆU PHÁP TRÒ CHƠI
Từ ngàn xưa, vui chơi được xem là một phương thức hoạt động chủ
yếu của trẻ em đặc biệt ở lứa tuổi ấu thơ (mẫu giáo, nhi đồng). Thông qua trò
chơi trẻ mô phỏng thế giới, phát triển nhận thức và học cách ứng xử. Càng
ngày các chuyên gia tâm lý càng đi đến một nhận định khái quát rằng trò chơi
là điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển một nhân cách hài hoà ở trẻ, là
phương thức để phát triển trí tưởng tượng, tính tự lập, các thói quen đạo đức
và các kỹ năng ứng xử xã hội thích nghi với mọi người.
Trò chơi như là công cụ chẩn đoán và trị liệu