Page 122 - Tâm lý trị liệu
P. 122

Huấn luyện phòng ngừa Stress:


                       Phương pháp này được Donald Meichanbaum phác thảo dùng cho
               những bệnh nhân của ông đương đầu với stress.


                       Trong cuộc sống có rất nhiều sự kiện, tình huống gây stress. Tuy nhiên

               mỗi cá nhân xử lý giải quyết các sự kiện, tình huống gây stress rất khác nhau

               phụ thuộc vào bản chất của sự kiện và năng lực ứng phó của chính cá nhân
               đó. Stress tiêu cực hiểu theo nghĩa rộng liên quan tới một loạt các phản ứng

               tiêu cực bao gồm: lo lắng, giận dữ, mặc cảm, xung.đột, trầm nhược và các

               kiểu đau khổ thể chất khác như đau đầu, mệt mỏi, mát ngủ, viêm loét và căng

               thẳng bát an. Những người bị các triệu chứng này thoạt đầu được huấn luyện

               các kỹ năng ứng phó, sau đo thực hành sử dụng các kỹ năng này để kiểm

               soát các tình huống hoặc sự kiện gây stress. Quá trình này có thể gồm 3 giai
               đoạn: cấu trúc lại khái niệm, luyện tập các kỹ năng ứng phó, thực hành trong

               các tình huống cụ thể của cuộc sống.


                       Cấu trúc lại khái niệm:

                       Đây là pha nhận thức lại vấn đề, thay thế những ý nghĩ không hợp lý,

               những niềm tin sai lệch bằng những ý nghĩ niềm tin hợp lý hơn. Bản thân các

               sự kiện hay các tình huống tự nó chưa thể gây ra những phản ứng xúc cảm

               tiêu cực, chẳng hạn như lo âu, bực mình mà thực ra là các phản ứng tiêu cực

               lại bắt nguồn từ sự nhận thực không đầy đủ hoặc thiên lệch về bản chất của
               sự kiện hay tình huống. Sử dụng các kỹ thuật cấu trúc lại khái niệm (xét lại

               bản chất của vấn đề có đúng như đã nghĩ không), nảy sinh các giải pháp thay

               thế (liệu có thể làm gì để giải quyết vấn đề?)… Chẳng hạn, một người bạn

               khác giới bỗng nhiên lạnh nhạt, xa lánh hoặc cắt đứt mọi quan hệ với bạn mà

               không đưa ra bất kỳ lý do nào, thậm chí còn nói xấu sau lưng bạn. Trong tình
               huống này có thể có ý nghĩ “đó là người bạn tồi’’, ta không cần những người

               bạn như vậy…” gây stress (thất vọng, bực tức). Nếu những ý nghĩ này được

               thay thế bằng những ý nghĩ hợp lý hơn như “đây có thể là sự hiểu lầm hoặc

               có lý do nào đó ẩn sau thái độ kỳ lạ này?” làm giảm stress.

                       Thân chủ nên xem ứng phó như là một quá trình gồm 5 bước:
   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126   127