Page 121 - Tâm lý trị liệu
P. 121

mà ngược lại đối mặt tiếp cận với những kích thích này. Đây cũng là thời

               điểm giúp thân chủ khám phá ra rằng tiếp cận với những kích thích hiện tại

               không có những hậu qua âm tính như mình nghĩ trước đây.

                       Để thực hiện được phương pháp này điều quan trọng là phải mô tả tình

               huống gây cực kỳ sợ sệt, liên quan đến sợ hãi của thân chủ. Chẳng hạn như

               một con rắn đang bò trên cơ thể họ. Sau đó thân chủ phải cố gắng hình dung

               điều đó thật đầy đủ, trải nghiệm điều đó thông qua toàn bộ cảm giác mạnh

               đến mức có thể được. Việc tưởng tượng như vậy được xem là nguyên nhân
               xuất hiện hoảng sợ tràn ngập cảm giác sợ hãi, vì vậy nó có tên là liệu pháp

               tràn ngập (Implosion Therapy). Vì hoàn cảnh xuất hiện lặp đi lặp lại, kích thích

               gây sợ này mất dần sức mạnh tạo ra lo âu của nó. Khi lo âu xảy ra không dài

               lắm hoặc không xảy ra sẽ làm cho stress giảm xuống hoặc mất đi.

                       Liệu pháp chìm ngập (Flooding therapy) cũng tương tự như liệu pháp

               tràn ngập, ngoại trừ thân chủ đồng ý tiếp xúc trực tiếp với hoàn cảnh có thực.

               Trong khi liệu pháp tràn ngập đòi hỏi thân chủ tưởng tượng sinh động tình

               huống kích thích gây sợ hãi thì trong chìm ngập, thân chủ trải nghiệm tiếp xúc

               với những điều có thực. Ví dụ, người sợ chỗ kín có thể ngồi trong phòng tối
               nhỏ, người sợ nước có thể được đặt trong bể nước.


                       Để thực hiện liệu pháp này, thân chủ được kích thích tưởng tượng,

               chẳng hạn nghe một đoạn băng hoặc xem một cuốn phim mô tả chi tiết tình

               huống, hoàn cảnh gây sợ (kéo dài 1-2 giờ). Khi hoảng sợ của thân chủ lắng
               xuống, họ được đưa đến chứng kiến tận mắt tình huống gây sợ (điều này có

               thể không giống như sợ hãi mà họ vừa tưởng tượng). Biện pháp này đã được

               những nhà trị liệu xác nhận là có hiệu lực hơn liệu pháp giải mẫn cảm hệ

               thống trong điều trị những stress có liên quan đến rối nhiễu tâm lý như ám sợ

               khoảng trống, ám sợ ma…


               VII. LIỆU PHÁP ỨNG PHÓ – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

                       Nhóm liệu pháp này gồm các chiến lược ứng phó (coping strategies),

               các ký năng giải quyết vấn đề (problem solving skills) và huấn luyện phòng
               ngừa stress (stress innoculation trainning).
   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126