Page 117 - Tâm lý trị liệu
P. 117
quen dần. Nếu kích thích được quen dần không gây những cảm giác khó chịu
thì chuyển lên một kích thích mạnh hơn. Nếu thấy xuất hiện cảm giác lo âu –
khó chịu thì dừng lại, tập trung thư giãn để cơ thể tiếp tục thích ứng. Cứ như
vậy tiến dần đến nấc thang gây sợ cao nhất.
Ví dụ, một cô bé 11 tuổi, sợ chuột, bác sỹ trị liệu đã sử dụng kỹ thuật
này để hoá giải chứng ám sợ cho cô. Trước hết yêu cầu cô bé đó tưởng
tượng ra các tình huống gây căng thẳng, lo sợ xung quanh chứng sợ này.
Sau đó xếp chúng vào một thang điểm như sau:
– Sờ vào một con chuột, mức độ căng thẳng, sợ hãi cao nhất: 100
điểm.
– Nhìn gần một con chuột nhốt trong lòng, mức độ càng thẳng, sợ hãi:
80 điểm.
– Nhìn xa một con chuột nhốt trong lồng, mức độ căng thẳng, sợ hãi:
60 điểm.
– Nhìn bức tranh con chuột mức độ căng thẳng, sợ hãi: 40 điểm.
– Nhìn con chuột bằng nhựa mức độ căng thẳng, sợ hãi: 20 điểm.
– Nghe nói chuyện về chuột mức độ căng thẳng, sợ hãi: 10 điểm.
Cô bé này được hướng dẫn kỹ thuật thư giãn, lần lượt thư giãn từng
nhóm cơ rồi thư giãn toàn thân. Khi cơ thể ở vào trạng thái thư giãn, cô bé
này được khuyến khích tưởng tượng ra những hình ảnh gây sợ, tiến tới từng
bậc thang sao cho chuyện từ những liên tưởng trước đây hoặc những hình
ảnh gián tiếp gây stress ở mức thấp đến những hình ảnh trực tiếp gây sợ cao
nhất. Tưởng tượng nhìn thấy bức tranh con chuột, rồi tưởng tượng nhìn thấy
con chuột từ xa. Nếu cơ thể có phản ứng sợ như căng cơ, vã mồ hôi, run
chân tay, nhịp tim, nhịp thở tăng thì dừng lại, tập trung thư giãn đưa cơ thể trở
về trạng thái thoải mái trước khi tiếp tục chuyển sang kích thích gây sợ cao
hơn như tưởng tượng nhìn thấy một con chuột ở gần bị nhốt trong lồng, rồi
tưởng tượng sờ tay vào con chuột… Sau một số buổi tập luyện như vậy
(khoảng 12–15 buổi) trẻ sẽ hết ám sợ chuột.