Page 119 - Tâm lý trị liệu
P. 119
Lịch sử học tập của đứa trẻ này có một số điểm cần quan tâm: tuổi mẫu
giáo trẻ là cô bé nhút nhát, dè dặt và hay khóc. Ngày đầu tiên đến mẫu giáo
(lúc 4 tuổi) trẻ trèo tường trốn về nhà. Vào lớp 1 trẻ là học trò cá biệt, cô giáo
của trẻ xem nó là đứa bất trị quấy rối lớp. Những khó khăn nghiêm trọng khác
xảy ra khi trẻ vào lớp 2, tại đây trẻ thường hăm doạ các bạn cùng lớp và trở
nên lỳ lợm, trơ lỳ với sự trừng phạt cả về tinh thần lẫn thể xác. Trẻ càng ngày
càng chán đến trường, rồi từ chối không chịu đến trường. Bố mẹ buộc phải
bắt ép trẻ tới trường: một số lần phải “áp giải” (trong tiếng la hét) tới cổng
trường giao cho cô giáo. Vào lớp 3 trẻ chuyển sang một trường dân lập, ở
đây trẻ được một giáo viên nhiệt tình có kinh nghiệm dạy học nên không xảy
ra chuyện gì đáng buồn.
Một số các sự kiện khác gây chấn thương cho trẻ: suýt chết đuối lúc 5
tuổi, vào lớp 3 trẻ bị cơn đau ruột thừa phải mổ cấp cứu sau đó thỉnh thoảng
trẻ bị đau bụng, có lần trẻ thi bị đau bụng phải bỏ thi. Một tuần trước khi vào
lớp 4 trẻ bị cú sốc do chứng kiến cái chết bất ngờ của 1 trẻ gái 12 tuổi là bạn
thân của chị mình. Trẻ lại bị chị mình doạ là lên học lớp 4 rất là khó, phải học
vất vả.
Chẩn đoán – điều trị
Sau cuộc phỏng vấn khai thác thông tin, có bằng chứng cho thấy sự ám
sợ đến trường học của trẻ là cách phản ứng của một đứa trẻ bị hăm doạ,kém
thích nghi mặc dù các thông tin khác tiết lộ các sự kiện làm tổn thương trẻ.
Mục tiêu khởi đầu của trị liệu là giúp trẻ trở lại trường học. Trường học
của cô bé này vào học lúc 7h5' từ nhà đến trường mất 10’. Buổi sáng trẻ thích
dậy muộn, trước lúc đi học trẻ không chịu ăn sáng, không chịu chuẩn bị cặp
sách, quần áo và có vẻ lo lắng khi đồng hồ chỉ 7h kém 15'. Cha mẹ càng động
viên khuyên bảo trẻ càng nhất định không đi, bị ép buộc trẻ khóc và la hét.
Sau khi xác định rõ bản chất rối nhiễu, mục tiêu cần điều chỉnh một loạt
các tình huống liên quan đến việc giúp trẻ trở lại trường đã được thiết kế theo
mức độ khó dần để trẻ tập làm quen và thích nghi lại.