Page 116 - Tâm lý trị liệu
P. 116
– Thức tỉnh những ý nghĩ lạc quan tích cực và thực tế hơn: quán tưởng
dừng những ý nghĩ vẩn vơ, tiêu cực và thay thế chúng bằng những ý nghĩ tích
cực tốt đẹp hơn.
V. LIỆU PHÁP GIẢI MẪN CẢM
Đây là một phương pháp quan trọng trong trị liệu tâm lý được Tiến sỹ
Joseph Wolpe (1958) đề xướng. Liệu pháp này được dùng để hoá giải những
rối nhiễu tâm trí kiểu ám sợ, lo hãi, chẳng hạn sợ chuột, sợ rắn, sợ đi học, sợ
nói trước đám đông…và đã được thừa nhận là một trong những phương
pháp hoá giải lo hãi có hiệu quả, dễ sử dụng và dễ thành công.
Lý thuyết ức chế tương hỗ của Wolpe cho rằng hệ thần kinh có các pha
hưng phấn và ức chế luân phiên nhau, rằng tại cùng một thời điểm, hệ thần
kinh không thể vừa thư giãn vừa căng thẳng. Những căng thẳng hình thành
trong những tình huống nào đó được giả thiết, là phản ứng của cơ thể được
điều kiện hoá. Tại sao một số người lại trở nên lo lắng khi đối mặt với những
kích thích không có hại như sợ đi máy bay, sợ rắn không độc, sợ khoảng
trống, sợ tiếp xúc xã hội… Phải chăng lo hãi là do nhưng kiểu điều kiện hoá
nào đó mà những người này đã trải nghiệm từ trước?
Chủ động giãn mềm cơ bắp, đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn được
xem là cách có hiệu quả để chống lại những phản ứng của cơ thể đã được
điều kiện hoá. Bằng cách tiếp cận dần dần với những kích thích gây lo sợ,
căng thẳng có thể dẫn đến việc dập tắt dần những lo sợ được điều kiện hoá
này.
Liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống bao gồm các bước cơ bản sau:
1– Tưởng tượng ra một loạt các kích thích gây stress xung quanh một
sự kiện gây sợ nào đó và sắp xếp các kích thích gây sợ này theo một trật tự,
từ yếu đến mạnh (có thể dùng thang đo mức độ lo hãi từ 1 – 100 điểm).
2– Đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn toàn thân.
3– Trong trạng thái thư giãn, thân chủ tưởng tượng một cách sinh
động, lần lượt những kích thích gây lo âu đã liệt kê từ mức yếu nhất để cơ thể