Page 113 - Tâm lý trị liệu
P. 113
ra khỏi phòng khám và tuyên bố rằng: “Thật là lố bịch (ngu xuẩn) khi mình sử
dụng suốt một ngày để chờ gặp bác sỹ”.
d. Khái quái hoá một cách vội vã, thái quá: chỉ căn cứ vào 1–2 biểu
hiện đã vội vã kết luận khái quát. Ví dụ, một thực tập sinh sau một bài lên lớp
dạy thử đã kết luận rằng mình không có khả năng sư phạm hoặc tin rằng
mình sai lầm khi theo học ngành giáo viên.
e. Cảm giác vô tích sự, vô giá trị của cá nhân: đây là một biến thể
của kiểu khái quát vội vàng. Những người có kiểu nhận thức này thường tin
rằng mình là kẻ vô tích sự hoặc không có khả năng gì. Ví dụ: một quản đốc tự
cho mình là người không có năng lực vì anh ta không hoàn thành đúng hạn
một công việc được giao.
Mục đích của liệu pháp này là điều chỉnh lại những niềm tin không hợp
lý. Sự điều chỉnh này là một quá trình đi qua 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: là nhận diện những ý nghĩ dựa trên những niềm tin
không phù hợp.
– Giai đoạn 2: là tìm bằng chứng phản bác lại những niềm tin phi lý
này.
– Giai đoạn 3: là nảy sinh ý nghĩ mới dựa trên niềm tin hợp lý những
mong muốn thực tế.
Để làm được điều này ta có thể liệt kê các tình huống sự kiện gây
stress, sau đó tìm xem có những ý nghĩ niềm tin nào là thái quá, không hợp
lý, xem mình có mắc những lỗi đã nêu không?
Việc phát hiện ra những ý nghĩ sai lầm dựa trên những niềm tin mong
muốn không hợp lý sẽ giúp ta “nhận thức” lại vấn đề, đánh giá lại tình huống.
Việc thức dậy những xúc cảm – niềm tin hợp lý là những tín hiệu quan trọng
để điều chỉnh hành vi. Ví dụ, một bé gái 8 tuổi rất sợ ma (do bà và chị thường
kể chuyện ma, em lại tò mò thích nghe), sau đó chuyển thành chứng ám sợ
bóng tối. Em tin rằng có ma thật, theo em “các buổi tối ma về và thường hay