Page 111 - Tâm lý trị liệu
P. 111

Khi cảm thấy tâm bất an và giao động, hãy chánh niệm ghi nhận “bất an

               và giao động”. Quan sát tâm xem giao động đến và đi như thế nào. Trong bất

               kỳ tình huống nào cũng không đồng hoá mình với sự bất an và giao động.


               IV. LIỆU PHÁP CẤU TRÚC LẠI NHẬN THỨC – XÚC CẢM

                       Tại sao cùng một sự kiện, cùng một tình huống lại gây ra stress nặng

               nề cho người này mà không ảnh hưởng đáng kể đến người khác?

                       Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đều xác nhận rằng: cách

               thức mà mỗi cá nhân đáp ứng lại những kích thích bên trong hay bên ngoài

               cơ thể phụ thuộc đáng kể vào khả năng nhận diện và thấu hiểu (phiên dịch)

               các kích thích này. Trước một cơn tức ngực khó thở, có người nghĩ tới những
               triệu chứng của bệnh tim và nghĩ rằng mình bị đau tim thật, nhưng có người

               chỉ cho rằng đó là phản ứng co thắt để điều tiết chức năng hô hấp do hậu quả

               của vận động mạnh. Hai cách nhận diện, phiên dịch này có thể dẫn đến các

               chiến lược ứng phó khác nhau. Một người vì cho rằng mình bị “bệnh tim”, có

               thể sẽ rất lo lắng. Trạng thái tâm lý tiêu cực này sẽ làm tăng triệu chứng…, để

               đối phó cần phải đến bác sỹ… và ngay cả khi nhận được kết quả trả lời rằng
               tim bình thường thì chưa chắc đã an tâm, vì họ có cơ sở để nghi ngờ “tại sao

               mình vẫn còn những cơn tức ngực khó thở”… Cứ theo lô gích này tâm bệnh

               sẽ hình thành. Như vậy cái cách thức mà chúng ta nhận thức các tình huống,

               các sự kiện trong cuộc sống có ảnh hưởng đáng kể đến hành động và tình

               cảm của chúng ta. Những ý nghĩ, niềm tin: mong muốn và cả thái độ đều có
               ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của mỗi cá nhân.


                       Tiến sỹ Albert Ellis (1962) khẳng định rằng hầu hết những rối nhiễu xúc

               cảm là do những suy nghĩ không hợp lý, những niềm tin sai lệch hoặc những

               mong muốn thái quá không phù hợp gây ra. Nhà tâm thần học người Mỹ
               Aaron Beck cũng có chung nhận định này. Theo Ellis và Beck thì có một mối

               quan hệ nhân quả giữa thế giới bên ngoài với tư cách là tác nhân kích thích

               và hệ thống niềm tin, mong muốn của cánh nhân hoặc nếp nghĩ dùng để

               “nhận diện, phiên dịch” trước khi nảy sinh tình cảm và hành vi. Vì vậy theo

               các tác giả này, cách ứng phó tốt nhất với các rối nhiễu tâm trí là điều chỉnh
   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116