Page 110 - Tâm lý trị liệu
P. 110

một loại chú tâm đem lại lợi ích lớn cho sự phát triển sự tỉnh thức, và tỉnh

               thức chính là sự thanh lọc để đạt tới một cái tâm quân bình, vì vậy ảnh hưởng

               của stress được kiểm soát.

                       Cách tập: chọn cho mình tư thế thoải mái, tốt nhất là ngồi không dựa

               (ngồi ở tư thế kiết già hoặc bán kiết già) hãy chú tâm vào bụng, hơi thở đều,

               tự nhiên, không quá ngắn hoặc quá dài, tập trung tâm ý theo dõi sự phồng

               xẹp của bụng. Nếu không thấy rõ được chuyển động của bụng, ta có thể đặt

               một tay lên bụng để “cảm giác” sự phồng xẹp. Một lúc sau ta sẽ nhận rõ sự
               chuyển động vào ra của hơi thở. Ta hãy ghi nhận sự phồng lên khi hít vào và

               xẹp xuống khi thở ra. Đây cũng chính là một phương pháp tập thiền rất, có

               hiệu quả để phát triển khả năng chú ý, định tâm và tuệ giác.


                       Trong khi thực tập chú tâm quan sát sự phồng xẹp của bụng, những tư
               tưởng khác sẽ phát sinh. Tư tưởng ham muốn, ý nghĩ, tưởng tượng, hình

               ảnh… sẽ xuất hiện, ta không nên bỏ qua những phóng tâm hay vọng tưởng

               này mà phải ghi nhận tất cả một khi chúng phát sinh. Chẳng hạn, tâm ta đang

               tưởng tượng điều gì thì ta phải biết.. mình đang tưởng tượng và ghi nhận

               “tưởng tượng–tưởng tượng–tưởng tượng”. Khi có sự suy nghĩ xảy ra hãy đơn
               thuần ghi nhận và đừng nhảy vào trong sự suy nghĩ, đừng phân tích sự suy

               nghĩ và tìm hiểu lý do tại sao nó đến, chỉ cần chánh niệm – ghi nhận lúc sự

               suy nghĩ xảy ra và nên niệm thầm: “Suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ”. Mỗi khi tâm

               ta suy nghĩ điều gì hãy cồ gắng ghi nhận kịp thời ngay khi sự suy nghĩ vừa

               phát sinh(đừng chậm trễ nhưng chỉ thuần quan sát mà không phán đoán,
               không phản ứng, không dính mắc, không than trách, không đồng hoá mình

               với những gì xảy ra.


                       Mỗi khi tâm thấy gì, nghĩ gì chỉ cần chánh niệm ghi nhận cho đến khi

               chúng tự biến mất. Sau khi chúng biến mất, ta lại chú tâm vào sự phồng xẹp
               của hơi thở. Bằng cách này ta đã tự phát triển một cái tâm buông xả, giải

               thoát tâm ra khỏi mọi phiền não trói buộc. Phương pháp này cũng giúp phát

               triển khả năng định tâm và khai triển tuệ giác.
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115