Page 109 - Tâm lý trị liệu
P. 109
Cách tập: Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái, thư giãn toàn thân tâm trí
buông xả, bế ngũ quan, điều hoà hô hấp và ổn định nhịp tim. Sau đó tập trung
tâm ý vào Bách hội, đọc mật lệnh “Bách hội khai mở” vài lần. Tập trung tâm ý
cao độ để cảm nhận cảm giác tê, nặng, ấm, kiến bò, gió thổi lăn tăn… ở vùng
đó. Đọc tiếp mật lệnh “Bách hội thu khí tự chữa bệnh” vài lần. Từ từ hít vào
quán tưởng khi theo mạch Nhâm xuống bụng dưới, nén chất khí tại Đan điền.
Đọc tiếp mật lệnh “Đan điền sinh khí” sau đó tập trung tâm ý vào vùng bệnh
quán tưởng khí được dồn lên vùng bệnh, đọc các mật lệnh: “Tụ khí chữa
bệnh” “vùng bệnh tức lên, căng ra”, “vùng bệnh nóng lên’’ hoặc “vùng bệnh tê
đi’’: vài lần rồi từ từ thở ra. Khi thở ra quản tưởng dẫn khí hư từ vùng bệnh ra
ví trí xả, tập trung tâm ý vào đó và đọc mật lệnh “khí bệnh xả hết ra ngoài’’ vài
lần, ngưng thở tức thời để tăng hiệu xuất, xả khí. Từ từ điều hoà hô hấp trở
lại, sau đó lặp lại quá trình này khoảng 10–20 lần.
Thời gian luyện táp tốt nhất, vào sáng sớm mới tỉnh dậy và buổi tối
trước khi đi ngủ. Người mới tập luyện, có thể vài tuần đầu sẽ chưa có cảm
giác tê, ấm, nóng, tức rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn xả khí bệnh. Khi xả khí mà
các vị trí xả có cảm giác nóng, lạnh, tê, tức và các cảm giác này bớt dần là
đúng.
Liệu pháp này chỉ thích hợp với trẻ lớn tuổi – tuổi vị thanh niên. thanh
niên.
III. LUYỆN CHÁNH NIỆM – CHÚ TÂM
(Thiền định tâm – Chánh niệm)
Xã hội càng văn minh con người càng xa rời thiên nhiên và luôn phải
suy nghĩ hoạt động để thoả mãn nhu cầu. Do đó con người thường xuyên ở
trạng thái căng thẳng, tâm trí báo động, bất an. Vậy làm thế nào để thoát khỏi
các trạng thái này?
Luyện chánh niệm chính là phương pháp phát triển sự tập trung tâm ý
vào những gì đang diễn ra và hãy đơn thuần ghi nhận một cách khách quan
mọi diễn biến của chuyển động bên trong cơ thể và không phán xét. Đây là