Page 107 - Tâm lý trị liệu
P. 107
(từ dưới lên theo cột sống) khi ngưng thở thì quán tưởng tập trung vào vùng
huyệt ấn đường (giữa hai lông mày).
Luyện thở khí ở Đan điền
Luyện khí ở Đan điển (còn gọi là Đan điền công) là phương pháp luyện
thở 4 thì phát sinh chân khí ở Đân điền. Đây là phép thở dưỡng sinh rất tốt
cho quá trình kiểm soát loại bỏ stress.
Quan niệm của khí công, y học cổ truyền cho rằng chân khí phát sinh ở
Đan điền (bể thận–bụng dưới) là thành phần cơ bản của quá trình sống tinh –
khí – thần. Chân khí sinh ra ở Đan điền vận hành theo kinh mạch đi tới tất cả
các cơ quan nội tạng để biến vi hoạt dụng làm năng lượng cho toàn bộ quá
trình sống của cơ thể.
Nội khí trong cơ thể có thể do bẩm sinh không hoàn thiện(có thể hao
tổn trong quá trình sống, có thể do thời khí biến động, do hoàn cảnh chi phối
nên hư yếu, rối loạn mà sinh bệnh. Vì vậy rất cần phải đưa ngoại khí vào để
hỗ trợ, sự khai thông, cân bằng giữa nội khí và ngoại khí là đảm bảo mối
quan hệ giữa con người với thiên – địa (thiên–địa–nhân hợp nhất).
Nguyên tắc cơ bản của phép luyện khí ở Đan điền là: “hạ tâm hoả, góp
tấn phong”, “luyện tinh thành khí, luyện khí hoá thần”. Hơi thở đi qua vùng tim,
đưa được nhiệt tâm hoả xuống Đan điền, tại đây nội khí và ngoại khí được
nhiệt tâm hoả chưng cất, từ nguyên khí thành chân khí nhờ phân âm dương ở
mạch Nhâm–đốc theo nguyên tắc “Nhâm giáng, Đốc thăng” đi tới phủ tạng và
theo kinh mạch lan ra toàn cơ thể.
Quá trình luyện khí chính là quá trình Nhập–khai–thu–tụ– Hành Xả
/phát, với các bước tập luyện cụ thể như sau:
Chọn tư thế thoải mái, tốt nhất là ngồi tư thế kiết già hoặc bán kiết già,
thư giãn toàn thân, tâm trí buông xả, bế ngũ quan, ổn định nhịp tim, điều hoà
hơi thở. Tập trung vào huyệt Bách hội hoặc ấn đường (giai đoạn–nhập ngoại
khí và khai thông các vị trí huyệt tiếp nhận giao lưu). Hít thở từ từ, quán
tưởng khí theo mạch Nhâm đi xuống Đan điền (giai đoạn thu ngoại khí vào