Page 106 - Tâm lý trị liệu
P. 106

Hiệu quả của phép thở này phụ thuộc đáng kể vào quá trình kiểm soát

               tâm ý, tức là táp trung quán tưởng, khi hít vào, quán tưởng khí đưa khí xuống

               bụng dưới theo mạch Nhâm khi nén lại quán tưởng tâm ý vào Đan điền: “Đaln

               điền sinh khí” “vùng bụng dưới ấm lên, căng ra’’. Khi thở ra quán tưởng “xả
               khí’’ theo mạch Đốc. Khi thở ra hết, ngưng lại quán tưởng “thu tụ’’ ở Đan điền.


                       Luyện thở 4 thì kép

                       Phép thở 4 thì kép giống như thở bốn thì nhưng ở pha thứ nhất – thì

               thở vào, được ngắt làm 2 lần. Lần đầu hít vào ngực, ngưng thở hít tiếp lần

               nữa thẳng xuống bụng dưới. Mục đích của phép thở này cũng giống như thở

               4 thì đã nói ở trên, ngoại trừ kích thích chân hoả (ở tâm), giáng hoả xuống

               Đan điền để “đốt tinh thành khí’’, cân bằng âm dương, cân bằng thuỷ hoả

               trong cơ thể. Nói cách khác, phép thở này tốt cho việc điều tiết hoạt động của
               tim và thận, tạo ra sự giao hoà trong hoạt động của 2 bộ tâm và thận. Tuy

               nhiên, người chưa thuần thục các phép mở trên chưa nên tập phép thở này vì

               nó đòi hỏi ở mức cao hơn sự sẵn sàng của cơ thể, thuần thục hơn của quá

               trình tập trung tâm ý để điều khiển kiểm soát hơi thở và mức độ nhạy khi điều

               chỉnh tỷ lệ thời gian giữa các thì, sao cho phù hợp với thể tạng.

                       – Cách tập: Chọn một tư thế thích hợp thoải mái, thư giãn toàn thân bế

               ngũ quan, buông xả mọi tạp niệm điều hoà hơi thở, ổn định nhịp tim. Chú tâm

               vào đường thở, từ từ hít vào ngực, chậm đều, khi vừa đủ, ngưng thở: cố hít

               tiếp lần nữa thẳng xuống bụng dưới (không cố gắng quá). Sau đó nén chặt lại
               ở bụng dưới, rồi từ từ thở ra bằng mũi, khi thở ra hết thì ngưng lại một lúc rồi

               điều hoà hô hấp trở lại.


                       Cái khó của phép thở này là kết hợp hai lần hít trong thì thở vào, ban

               đầu hít (khoảng 50%) vào ngực và tâm ý được tập trung quán tưởng vào
               vùng tim, liền theo đó hít tiếp hơi thứ hai (khoảng 50%) thẳng xuống bụng

               dưới quán tưởng đang thở vào vùng Đan điền. Không nên hít nhiều ở lần

               đầu, ít ở lần tiếp theo để tránh biến loạn bất lợi (do tức thở). Khi nén hơi,

               quán tưởng: “Đan điền sinh khí”, khi thở ra quán tưởng “xả khí theo mạch Đốc
   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111