Page 105 - Tâm lý trị liệu
P. 105

Khi hít vào tập trung tâm trí quán tưởng hơi thở đi xuống theo mạch

               Nhâm (đường trung tâm trước bụng), khi nén lại tập trung chú ý tại Đan điền,

               khi thở ra quán tưởng khí đi lên theo mạch Đốc (đường cột sống) có thể luyện

               tập phép thở này vào bất kỳ thời gian nào trong ngày (nhưng tránh tập ngay
               sau bữa ăn), mỗi lần tập ít nhất thở 10–15 lần.


                       Luyện thở 4 thì

                       Thở 4 thì là phép thở luyện nội lực gồm thì hít vào, thì nén khí, thì thở

               ra và thì ngừng thở. Mục đích của phép thở bốn thì là nâng cao hiệu suất của

               quá trình hô hấp, trao đổi chất và đào thải chất độc: kích thích Đan điền khí,

               phối hợp đồng bộ khí thở với chân khí giúp vận hành chân khí trong mạch

               Nhâm – Đốc.

                       – Cách tập: Chọn một tư thế thích hợp thoải mái (tốt nhất là tư thế ngồi

               kiết già hoặc bán kiết già. ngồi thẳng lưng không tựa) giãn mềm tất cả các cơ,

               tâm buông xả, bế ngũ quan điều hoà hô hấp, ổn định nhịp tim. Tập trung kiểm

               soát hơi thở, từ từ hít vào theo đường trung tâm (mạch Nhâm), ngưng thở

               nén khí ở bụng dưới (Đan điền) sau đó từ từ thở ra bằng mũi. Cuối cùng khi
               thở ra hết, thì ngưng thở một lúc rồi điều hoà hô hấp trở lại. Theo sách tĩnh

               khí công của Hoàng Vũ Thăng (l997), thì cuối cùng – ngưng thở rất quan

               trong vì nó vừa có ý nghĩa kích thích nâng cao hoạt động của phế, vị, vừa có

               ý nghĩa để chân khí hồi về đồng bộ với sự hô hấp tiếp theo.

                       Khi ngưng thở nén khí nên buông lỏng toàn thân. Tập trong quán ý vào

               Đan điền. không nên cố nén quá, để kích thích hoạt động của phủ tạng ở mức

               vừa phải để không gây biến loạn bấtt lợi (ho sặc sụa). Tỷ lệ thời gian của thì

               ngưng nén lâu hơn, còn lại 3 thì kia như nhau, tuy nhiên còn phụ thuộc vào

               thể trạng, trạng thái bệnh lý như sau:

                       – Có bệnh ở tâm, phế. Tăng hít vào giảm nén. giảm ngưng


                       – Có bệnh ở tỳ, vị: Tăng nén giảm thở ra

                       – Có bệnh ở can, thận: Tăng thở ra, tăng thời gian ngưng. giảm hít vào,

               giảm nén.
   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110