Page 104 - Tâm lý trị liệu
P. 104

đưa tay lên thì thở ra. khi hạ tay xuống thì hít vào, hoặc khi đưa tay ra thì thở

               ra, khi thu tay về thì hít vào.

                       Khi thở đã tương đối thành thục thì lúc hít vào quán tưởng khí theo

               mạch Nhâm (đường chính giữa đỉnh đầu đi qua sống mũi, qua ngực, bụng và

               rốn) cùng chiều từ trên xuống, khi thở ra thì quán tưởng theo mạch Đốc

               (đường chính giữa từ hậu môn đi dọc cột sống, cổ, tới đỉnh đầu) và cùng

               chiều từ dưới lên.

                       Người tập có thể luyện thở bất kỳ thời gian nào, bất kỳ ở đâu nếu thấy

               tiện lợi mỗi lần ít nhất 10 lượt thở nếu có chứng bệnh ở tâm phế thì chú trọng

               thì hít vào nhiều hơn, các chứng bệnh ở tỳ, can, thận thì chú trọng vào thì thở

               ra nhiều hơn.

                       Luyện thở 3 thì


                       Thở 3 thì là phép thở luyện nội lực gồm thì hít vào, thì nén khí và thì thở

               ra. Mục đích của phép thở 3 thì là nâng cao hiệu xuất của sự thở, nén nhiệt
               tại Đan điền để đốt tinh thành khí, giúp vận hành chân khí ở mạch Nhâm –

               Đốc. Cách thở này giúp lập lại sự cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh

               giao cảm và đối giao cảm, vì vậy làm giảm stress của cơ thể…


                       – Cách tập: Chọn một tư thế thích hợp thoải mái, tốt nhất là tư thế ngồi
               kiết già hoặc bán kiết già, bế ngũ quan, điều hoà hô hấp, ổn định nhịp tim

               (cảm giác tim đập chậm đều) tập trung vào hơi thở, từ từ hít vào, khí đi từ mũi

               xuống theo trục trung tâm (mạch Nhâm) xuống bụng dưới sau đó ngưng thở,

               nén khí lại ở Đan điền. Cuối cùng từ từ thở ra bằng mũi hoặc miệng. Khí hít

               vào đến bụng nên nén thành bụng lại để nén khí tại Đan điền. Đối với người

               mới tập thì tỷ lệ thời gian của các pha là 1 – 1- 1 sau tăng lên 1: 2: 1 hoặc 1:
               4: 1, tức là pha nén sẽ kéo dài hơn tuỳ theo thể trạng của người tập. Tỷ lệ này

               cũng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào trạng thái bệnh lý, chẳng hạn có bệnh ở

               tâm, phế thì kéo dài pha hít vào, có bệnh ở tỳ, vị thì nén lại lâu hơn sẽ có lợi

               cho việc thanh độc, có bệnh ở can thận thì kéo dài pha thở ra.
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109