Page 103 - Tâm lý trị liệu
P. 103

– Kiểm soát hơi thở: Thở êm nhẹ, thoải mái chủ yếu bằng cơ hoành,

               thở đều tự nhiên như dòng nước êm trôi. Có thể chọn một trong ba cách thở:

               thở 2 thì gồm hít vào và thở ra; thở 3 thì gồm hít vào, nén hơi (ngừng thở) và

               thở ra; thở 4 thì gồm hít vào nén hơi, thở ra và ngừng thở. Bắt đầu luyện thở
               thường tập thở 2 thì và 3 thì, khi đã thuần thục mới luyện thở 4 thì.


                       –  Tập trung quán tưởng:  Là điều khiển hơi thở để tụ khí vào một

               huyệt, một cơ quan hoặc một vùng của cơ thể nhằm tập trung kiểm soát cảm

               giác tại vùng đó (cảm giác tê, ấm, nặng, căng tức, lan toả…).

                       Ba yêu cầu trên có quan hệ mật thiết với nhau theo kiểu nhân quả: có

               tập trung tư tưởng mới kiểm soát được hơi thở, có thư giãn yến lặng mới thở

               được êm nhẹ, có yên lặng mới tập trung được tư tưởng, có thở êm nhẹ mới

               thư giãn thật sự. Tác dụng của phương pháp luyện thở cũng nhằm kiểm soát
               sự cân bằng hoạt động của hệ thần kinh thực vật.


                       Luyện thở 2 thì

                       Phép luyện thở này gắn với phép thở tự nhiên chỉ gồm 2 thì hít vào và

               thở ra, nhưng điểm khác cơ bản với cách thở thông thường là thở bằng bụng,

               tập trung quán tưởng kiểm soát hơi thở. Mục đích là chú tâm vào quá trình

               thở thanh lọc cảm xúc và ý nghĩ. Đồng thời luyện thở sâu, đều, chậm để

               thanh lọc nhiệt độc trong hệ phế. vị và đưa khí thường, chân nhiệt xuống

               được tới Đan điền (vùng bụng – dưới rốn).

                       – Cách tập: Chọn một tư thế thích hợp thoải mái (đứng, nằm, ngồi đều

               được) thả lỏng tất cả các cơ, bế ngũ quan, điều hoà hô hấp, ổn đính nhịp tim,

               tập trung theo đường thở, từ từ hít sâu vào bụng dưới (Đan điền) sau đó từ từ

               thở ra bằng miệng.

                       Khi hít vào nên hơi cố một một chút so với mức bình thường (không

               nên cố gắng quá) còn khi thở ra thì thở từ từ, chậm lại một chút. Thời gian

               đầu khi hít vào thì phình cơ bụng để tăng lượng khí và thở ra thì xẹp xuống.

               Sau đó nên để bình thường và cuối cùng là hơi ép thành bụng để tụ khí, nhiệt
               vào Đan điền. Luyện phép thở này có thể kết hợp với các động tác tay: khi
   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108