Page 11 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 11
1 2 3 4
Nguồn cao áp
Hình 1.2: Hệ ghi đo phóng xạ
1) Đầu đếm; 2) Bộ phận khuếch đại; 3) Phân tích phổ và lọc xung;
4) Bộ phận thể hiện kết quả: xung, đồ thị, hình ảnh.
3.3. Bao định hướng (Collimators)
Gắn liền với đầu dò là hệ thống bao định hướng. Có thể coi nó như một
phần không thể thiếu được của đầu dò. Mục đích của bao định hướng là chọn lựa
tia, chỉ cho một số tia từ nguồn xạ lọt qua trường nhìn của bao vào đầu dò và
ngăn các tia yếu hơn hoặc lệch hướng (tia thứ cấp) bằng cách hấp thụ chúng. Nhờ
vậy hiệu suất đo, độ phân giải của hình ảnh thu được sẽ tốt hơn và xác định rõ
trường nhìn của đầu dò. Tuỳ thuộc năng lượng bức xạ và độ sâu đối tượng quan
tâm (tổn thương bệnh lí) mà lựa chọn bao định hướng. Hình dạng có thể là cửa sổ
tròn, sáu cạnh hoặc vuông. Chiều dày của vách ngăn phụ thuộc vào năng lượng
bức xạ cần định hướng để đo. Vách ngăn rất mỏng thích hợp cho đo các bức xạ
có năng lượng thấp của 125 I, 197 Hg, 99m Tc. Góc nghiêng của vách ngăn với bề mặt
tinh thể của đầu dò phụ thuộc chiều dài của tiêu cự. Khoảng cách tiêu cự thường là
3 5 inches.
Bao định hướng thường làm bằng chì vì ngăn tia tốt và dễ dát mỏng, dễ đúc
khuôn. Chúng được gọi tên theo số cửa sổ: một cửa hay nhiều cửa. Độ nhạy chúng
khác nhau. Độ phân giải tương đối của chúng cũng cao thấp khác nhau. Mức năng
lượng thích hợp với chúng được quy định là cao, trung bình và thấp.
3.4. Bộ phận khuếch đại (Amplifier)
Xung điện được tạo ra qua đầu đếm thường rất bé, khó ghi nhận. Do vậy
cần phải khuếch đại chúng. Có thể có nhiều tầng khuếch đại và cũng có nhiều kỹ
thuật để khuếch đại. Nhờ các tiến bộ về điện tử học, các kỹ thuật khuếch đại bằng
đèn điện tử thông thường ngày nay nó được thay thế bằng các bóng bán dẫn và
các kỹ thuật vi mạch có nhiều ưu điểm hơn. Bộ phận khuếch đại này không
những làm tăng điện thế và biên độ của xung mà còn làm biến đổi hình dạng
xung cho sắc nét để dễ ghi đo hơn.
3.5. Máy phân tích phổ năng lượng (Spectrometer)
Chùm bức xạ phát ra từ nguồn phóng xạ thường bao gồm nhiều tia với
những năng lượng khác nhau. Mỗi một ĐVPX có một phổ xác định với những
đặc điểm của giải năng lượng, đỉnh (peak) của phổ. Một thiết bị đặc biệt để phân
biệt năng lượng tia beta hoặc gamma và xác định phổ của chùm tia được gọi là
máy phân tích phổ. Nhờ máy phân tích phổ chúng ta có thể xác định được đồng
vị qua dạng phổ năng lượng.
Kèm theo máy phân tích phổ có thể có bộ phận chọn xung trong hệ ghi đo.
Bộ chọn xung (dyscriminator) là thiết bị điện tử để cho những xung điện có biên
độ nhất định lọt qua và đi vào bộ phận đếm. Tùy yêu cầu có thể chúng ta chỉ chọn
những xung có biên độ nhất định, không quá lớn và không quá bé. Vì vậy có thể
xác định ngưỡng trên hoặc ngưỡng dưới của biên độ xung. Trong các máy đếm
11