Page 12 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 12
xung thông thường người ta chỉ sử dụng một ngưỡng dưới nghĩa là cắt bỏ những
xung quá yếu có biên độ quá thấp. Giá trị ngưỡng này phải lựa chọn tuỳ theo
năng lượng phát ra của từng ĐVPX.
3.6. Thể hiện kết quả
3.6.1. Đếm xung
Yêu cầu lâm sàng trong YHHN rất phong phú. Để ghi đo hoạt độ phóng xạ
trong phần tử (B) và phần tự do (F) khác nhau trong định lượng RIA, người ta đo
các ống nghiệm và kết quả được thể hiện bằng số xung (imp/min). Những mẫu
bệnh phẩm trong nghiên cứu huyết học, hấp thu qua đường ruột, chuyển hoá các
chất trong cơ thể cũng thường được đo bằng xung.
Trong môi trường xung quanh chúng ta bao giờ cũng có một số bức xạ
nhất định đang tồn tại. Chúng tác động vào các hệ ghi đo và tạo nên một số xung
nhất định được gọi là phóng xạ nền (phông). Hoạt độ phóng xạ nền đó cao thấp
tuỳ nơi, tuỳ lúc và tuỳ thuộc loại bức xạ. Cần lựa chọn thời gian đo thích hợp tuỳ
theo độ lớn của phông so với hoạt độ phóng xạ có trong mẫu để đạt độ tin cậy và
độ chính xác nhất định của phép ghi đo.
Vì vậy phải xử lý số liệu đo theo thuật toán thống kê. Những máy móc
hiện đại có thể kèm theo những chương trình phần mềm chuyên dụng để xử lý
tự động. Có thể xác định thời gian cần đo hoặc dung lượng xung tối đa muốn có
rồi máy tự động dừng lại khi đạt yêu cầu. Máy đếm xung rất cần trong các Labo
nghiên cứu và mong muốn độ chính xác cao với hàng loạt các ĐVPX khác
nhau. Kỹ thuật đếm xung có thể áp dụng cho cả tia beta và tia gamma. Nó
thường được dùng trong các kỹ thuật in vitro, nghĩa là đo các mẫu bệnh phẩm.
3.6.2. Đo dòng trung bình
Bức xạ tác dụng vào vật chất gây nên các phản ứng tại đó mà trước hết là
kích thích hoặc ion hoá vật chất. Tuỳ theo cấu trúc của đầu đếm mà tác dụng đó tạo
ra xung điện và đếm xung như vừa nêu ở trên. Cũng có thể tạo ra thiết bị để ghi
tổng cộng hiệu quả các tác dụng. Nếu tính theo một đơn vị thời gian đó là đo dòng
trung bình. Ví dụ điển hình của kỹ thuật đo này là thiết bị ion hoá các chất khí. Khi
có bức xạ tác dụng vào không khí, các phân tử khí bị ion hoá tạo ra các cặp ion âm
và dương. Dưới tác động của điện trường trong buồng, các ion đó dịch chuyển về 2
cực. Tại cực chúng trung hoà bớt điện tích của 2 điện cực và gây nên sự sụt giảm
điện thế. Đo độ giảm điện thế hay đo cường độ dòng điện của các ion chuyển dịch
chính là đo liều lượng phóng xạ. Vì vậy chúng ta gọi đó là đo tốc độ đếm trung
bình hay đo cường độ dòng điện trung bình (dòng trung bình).
Để ghi đo dòng trung bình thường có một bộ phận tích phân (ratemeter).
Mỗi ratemeter có một hằng số thời gian nhất định tùy thuộc giá trị điện dung
của tụ điện C và điện trở R trong đó. Kết quả dòng trung bình đo được thể hiện
trên một đồng hồ chia độ với kim chỉ thị. Giá trị đọc được là giá trị về liều
lượng chùm tia. Nếu nó được tiếp nối với bộ phận vẽ đồ thị trên giấy, trên màn
hình thì chúng ta có đồ thị. Nếu không có thiết bị vẽ đồ thị, ta có thể đo bằng
kim chỉ thị tại từng điểm riêng biệt hoặc tại một vị trí nhất định trên cơ thể
nhưng theo những mốc thời gian (thời điểm) khác nhau. Từ đó kết nối các kết
quả thu được để có đồ thị biểu diễn sự biến đổi hoạt độ theo không gian (vị trí)
hoặc thời gian. Chính vì thế kỹ thuật đo dòng trung bình có ích lợi nhiều trong
12