Page 14 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 14
4.1. Kỹ thuật đánh dấu phóng xạ
Cho đến nay việc ứng dụng ĐVPX vào chẩn đoán và điều trị đã khá phát
triển, bao gồm nhiều kỹ thuật. Ứng dụng rộng rãi nhất vẫn là kỹ thuật đánh dấu
phóng xạ. Kỹ thuật này dựa vào những đặc điểm sau đây:
- Đồng vị phóng xạ và đồng vị bền chịu mọi quá trình sinh lý và sinh hóa
như nhau trong tổ chức sống. Nói một cách khác là tổ chức sống từ mức độ phân
tử đến toàn cơ thể hay cả quần thể nhiều vi sinh vật cũng không phân biệt được
đồng vị bền và ĐVPX trong hoạt động sinh học của mình.
- Khối lượng các chất đánh dấu thường rất nhỏ và không gây nên một ảnh
hưởng nào đến hoạt động của tổ chức sống.
- Các kỹ thuật áp dụng trong YHHN thường là không gây thương tổn
(Non-invasive) bởi vì cao nhất cũng chỉ là thủ thuật tiêm tĩnh mạch.
- Liều chiếu xạ cho bệnh nhân thường là nhỏ hơn hoặc bằng của nghiệm
pháp tương đương khi dùng tia X. Hơn thế nữa với một liều chiếu nhất định từ
ĐVPX chúng ta có thể khảo sát hoặc ghi hình nhiều lần trong khi dùng tia X liều
xạ sẽ tăng lên theo số lần chiếu chụp. Chất đánh dấu (Tracer) lý tưởng nhất cần
có các đặc điểm sau:
+ Có tính chất hoàn toàn giống như đối tượng cần khảo sát.
+ Chất đánh dấu được hấp thụ hoàn toàn, nhanh chóng và chỉ riêng ngay
tại cơ quan, mô cần khảo sát (Target Organ).
+ Nồng độ ít thay đổi tại chỗ trong suốt quá trình khảo sát.
+ Sau khi khảo sát xong, nhanh chóng và hoàn toàn được đào thải ra khỏi
cơ thể.
+ Bức xạ phát ra (loại tia, năng lượng tia) từ chất đánh dấu dễ dàng ghi đo
được bằng các phương tiện sẵn có .
+ Tạo ra liều hấp thụ thấp nhất. Phải hiểu sự đánh dấu ở đây tuy giống
nhau về nguyên lý nhưng khác nhau về mục đích so với sự đánh dấu trong sản
xuất DCPX. Đánh dấu trong ghi hình là đưa DCPX vào tận các phần tử của tế
bào, mô, tạng, hệ thống hoặc toàn bộ cơ thể sinh vật.
4.2. Kỹ thuật dùng nguồn chiếu xạ để chẩn đoán và điều trị
4.2.1. Chiếu xạ để tạo ra các phản ứng hạt nhân thích hợp
Cũng có thể coi kỹ thuật định lượng kích hoạt bằng nơtron (Neutron
Activization Analysis) là một kỹ thuật YHHN bởi vì bằng kỹ thuật đó chúng ta
có thể định lượng các yếu tố vi, đa lượng trong các mẫu sinh học (máu, da, tóc...)
để chẩn đoán bệnh. Nguyên lý của kỹ thuật này là có thể biến một đồng vị bền
thành ĐVPX bằng cách bắn các nơtron thích hợp vào hạt nhân của đồng vị bền.
Người ta xác định hàm lượng đồng vị bền bằng cách đo đếm phóng xạ phát ra từ
ĐVPX mới được tạo ra sau khi chiếu nơtron:
16
55
55
,
Ví dụ: Mn( n ) 56 Mn, 16 O( n, P), 16 N trong đó: Mn, O là những đồng vị bền
(đồng vị mẹ), Mn và N là những ĐVPX (đồng vị con).
56
16
Tất nhiên hoạt độ phóng xạ thu được phụ thuộc nhiều yếu tố như:
- Nồng độ của đồng vị mẹ có trong mẫu.
- Thông lượng và đặc điểm của chùm nơtron. Che chắn bức xạ nơtron rất
phức tạp vì dải năng lượng của nó rất rộng, có khả năng đâm xuyên lớn và gây
hiệu ứng sinh học cao.
- Tiết diện của hiệu ứng.
14