Page 15 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 15

- Thời gian chiếu.
                       Khi chiếu nơtron vào mẫu có thể xảy ra nhiều loại phản ứng và có nhiều
               ĐVPX con được tạo ra. Vì vậy cần phải phân tách, tinh sạch bằng các kỹ thuật hóa
               học và vật lý khác nhau. Tuy vậy nó cho phép xác định rất chính xác những yếu tố
               vi lượng trong cơ thể như: Fe, Sc, Zn, Rb, Mn, Cr, Co, Cu, Cs, K, Th, Au, Mg, Na,
               Br, As, I... hoặc những yếu tố đa lượng như C, O, N, Ca...
               4.2.2. Chiếu xạ để điều trị
                       Từ lâu người ta đã thấy rõ tác dụng diệt tế bào của bức xạ ion hóa và sử
               dụng nó trong nhiều phân ngành khác nhau của sinh học và y học (diệt khuẩn và
               diệt tế bào bệnh). Với những hiểu biết ngày càng sâu sắc về cơ chế truyền năng
               lượng, cơ chế diệt bào, các đặc điểm vật lý của bức xạ, các yếu tố ảnh hưởng của
               môi trường (nhiệt độ, nồng độ ôxy...) ngày càng có nhiều cải tiến về kỹ thuật xạ trị.
               Đây là sử dụng tác dụng sinh học các bức xạ ion hóa lên các mầm bệnh, tế bào
               bệnh. Nội dung này đã làm cho YHHN như một khoa lâm sàng, bởi vì có thể có
               bệnh nhân điều trị ngoại trú nhưng hầu hết đòi hỏi giường bệnh nội trú cho bệnh
               nhân. Nó cũng tạo ra những lợi ích thiết thực và luôn luôn đổi mới trong y học.
               5. Nội dung của Y học hạt nhân
                       Từ hai kỹ thuật đánh dấu và chiếu xạ dùng trong YHHN, có 4 nội dung lớn
               sau đây:
               5.1. Thăm dò chức năng tế bào, mô, cơ quan hay hệ thống trong cơ thể
               Bao gồm:
                       - Chức năng hấp thụ, chuyển hóa, đào thải...
                       - Động học của các quá trình như hệ tuần hoàn, tiết niệu.
                       - Hàm lượng và nồng độ của các yếu tố thành phần, các hợp chất sinh học
               trong một đối tượng khảo sát nào đó như hàm lượng các chất điện giải, nồng độ
               các enzym, các hormon, thể tích các dịch trong cơ thể, thể tích máu, thể tích hồng
               cầu... hoặc nồng độ các dược chất đưa vào trong máu, trong mô.
                       Từ các giá trị và nồng độ đó ta có thể đánh giá được các chức năng cơ bản
               của tổ chức sống. Các giá trị thu được có thể là các đồ thị, biểu đồ, số xung hoặc
               giá trị tuyệt đối của hàm lượng. Để thu được các nồng độ đó có thể đo từng mẫu
               ở từng thời điểm khác nhau, đếm xung hoặc đo hoạt độ tổng cộng; có thể đo ở
               mẫu  rời  (in  vitro)  hoặc  đo  ngay  trên  cơ  thể  bệnh  nhân  (in  vivo),  có  thể  bằng
               những phép so sánh đối chiếu hoặc xác định giá trị tuyệt đối từ các mẫu đo.
               5.2. Ghi hình phóng xạ
                       Ghi hình phóng xạ đã có những bước tiến dài:
                       - Khởi đầu là ghi lại bằng hình ảnh sự phân bố phóng xạ tại tuyến giáp
               hoặc lớp cắt của nó bằng kỹ thuật tự chụp hình phóng xạ (Autoradiography). Về
               sau kỹ thuật này phát triển đến mức có thể theo dõi sự nắm bắt phóng xạ của các
               tế bào trên các tiêu bản mô học và vì vậy được chia ra chụp hình vĩ mô và vi mô
               (Microautoradiography và Macroautoradiography).
                       -  Tiếp theo là các máy  móc  và  kỹ thuật ghi hình tĩnh, động và  cắt  lớp.
               Muốn ghi hình phóng xạ khâu đầu tiên là phải đánh dấu các đối tượng ghi hình
               (mô, cơ quan, hệ thống...) bằng các DCPX thích hợp. Các hợp chất thích hợp có
               thể nhanh chóng tập trung về các đối tượng ghi hình, lưu lại đó đủ lâu để ghi
               hình, không gây phản ứng phụ và tạo ra được một tỷ số chênh lệch cao về mức độ
               phóng xạ giữa tổ chức đích và tổ chức xung quanh hoặc toàn cơ thể.


                                                            15
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20