Page 16 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 16
5.3. Định lượng bằng kỹ thuật RIA và IRMA
Hình 1.4: Một số thiết bị ghi đo theo phương pháp
định lượng miễn dịch phóng xạ RIA và IRMA tại BV Bạch mai.
RIA (radioimmunoassay): là phương pháp định lượng miễn dịch phóng xạ
IRMA (immunometric assay): là kỹ thuật đo miễn dịch phóng xạ
Kỹ thuật này cũng là để đánh giá và thăm dò chức năng của các tuyến nội
tiết, mô hay phủ tạng và sự biến đổi của một số chất như chất chỉ điểm ung thư
(tumor marker) chẳng hạn. Tuy vậy do cơ sở khoa học của kỹ thuật và khả năng
ứng dụng rộng rài của nó trong chẩn đoán và nghiên cứu của kỹ thuật này, người
ta đặt riêng thành một nội dung của YHHN. Ngày nay nhiều cơ sở y học và khoa
học có thể chỉ xây dựng riêng Labo RIA và IRMA để phục vụ cho công việc của
mình.
5.4. Điều trị bằng bức xạ ion hóa
Một ứng dụng nữa trong YHHN là tác dụng sinh học của tia phóng xạ khi
được hấp thụ vào tổ chức sinh học. Chúng bao gồm:
a. Điều trị chiếu ngoài: sử dụng tia X năng lượng cao, tia gamma cứng và các
máy gia tốc để tiêu diệt tế bào ung thư
b. Điều trị áp sát:
Bao gồm cả lưỡi dao gamma (Gamma Knife), các nguồn kín (kim, hạt...) và
tấm áp (Applicator) phủ nguồn hở với các ĐVPX phát ra beta cứng hoặc gamma
mềm. Nó bao gồm cả kỹ thuật đơn giản để điều trị bệnh ngoài da hoặc kỹ thuật
90
phức tạp như đặt cả nguồn Y vào khối u tuyến yên hay kết hợp với phẫu thuật
để đưa các nguồn xạ kín vào tận các hốc tự nhiên.
Kỹ thuật điều trị áp sát đã được cải tiến rất nhiều làm xuất hiện các phương
pháp mới như điều trị nạp nguồn sau (After Loading Therapy), lập kế hoạch
điều trị theo kích thước khối u (Dimentional Treatment Planing) hoặc dùng thiết
bị đắt tiền (Gamma Knife) để chữa các bệnh về mạch máu trong hộp sọ.
60
90
Ngoài các ĐVPX cổ điển như 222 Ra, Co, Y ngày nay người ta còn dùng
nhiều ĐVPX mới trong điều trị áp sát như Palludium - 107, Samarium - 145,
Americum- 241, Yterbrium - 169
c. Điều trị bằng nguồn hở
16