Page 10 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 10

131
               thường được tính bằng ngày hoặc giờ. Để điều trị bệnh tuyến giáp thì I  là chất
               có T eff = 8,0207 ngày rất thích hợp.
               d. Tỷ số đích – không đích
                       Trong chẩn đoán tỷ số này có ý nghĩa quan trọng nhưng trong điều trị tỷ số
               này còn quan trọng hơn nữa và có ý nghĩa quyết định. Ví dụ điều trị di căn ung
               thư vào xương dược chất phóng xạ phải tập hợp nhiều ở ổ di căn, không ảnh
               hưởng tới xương, tủy vào phần mềm. Yều cầu dược chất phóng xạ phải tinh khiết
               về mặt hóa học và tính toán đo lường chính xác lượng đưa vào.
               e. An toàn bức xạ
                       Dược chất phóng xạ phải đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, nhân viên. Tính
               kinh tế và tính khả dụng dược chất phóng xạ phải đạt được yêu cầu dễ sử dụng, ít
               độc hại và giá thành không cao:
                       Đặc tính dược chất phóng xạ đường tiêm: phải đạt 2 yêu cầu (không có
               chứa nhiệt tố, vô khuẩn), nhiệt tố là những chất hòa tan trong nước không bị phá
               hủy ở nhiệt độ của nồi hấp thấm qua được màng lọc, gây sốt khi tiêm vào cơ thể.
               Ngoài ra dược chất phóng xạ đường tiêm phải có độ đẳng trương như máu, dược
               chất phóng xạ đưa vào cơ thể phải đúng liều lượng vì thế phải đo trên máy chuẩn
               liều.
               3. Cấu trúc hệ ghi đo phóng xạ và thể hiện kết quả trong y học
                       Để chẩn đoán và điều trị bệnh cần phải ghi đo bức xạ. Một hệ ghi đo bình
               thường cần có các bộ phận như sau:
               3.1. Đầu dò (Detector)
                       Đây là bộ phận đầu tiên của hệ ghi đo. Như chúng ta đã biết các bức xạ
               hạt nhân là những đại lượng không có đặc trưng vật chất cụ thể (không màu,
               không mùi, không vị). Để ghi đo nó phải dựa trên nguyên tắc cơ bản là tương tác
               của bức xạ hạt nhân với vật chất.
                       Tuỳ loại tia và năng lượng của nó, đặc điểm của đối tượng được đánh dấu
               mà ta lựa chọn đầu đếm cho thích hợp.
                       Nếu tia beta có năng lượng mạnh hơn hoặc nếu là tia gamma, có thể dùng
               ống đếm G.M làm đầu đếm. Đầu đếm này thấy ở các thiết bị cảnh báo hoặc rà ô
               nhiễm phóng xạ. Các ống đếm tỷ lệ, các buồng ion hoá cũng thường được dùng
               như một Detector để tạo nên liều lượng kế. Hiện nay trong lâm sàng, hầu hết
               các thiết bị chẩn đoán đều có các đầu đếm bằng tinh thể phát quang rắn INa(Tl).
               Tinh thể đó có thể có đường kính nhỏ như máy đo độ tập trung iốt tuyến giáp,
               hình giếng trong các liều kế hoặc máy đếm xung riêng rẽ hay trong máy đếm tự
               động. Đầu đếm cũng có thể là một tinh thể nhấp nháy lớn có đường kính hàng
               chục cm hoặc được ghép nối lại để có đường kính đến 40  60 cm trong các
               máy ghi hình phóng xạ .
               3.2. Nguồn cao áp (Hight voltage)
                       Các đầu đếm hoạt động dưới một điện thế nhất định. Đa số đầu đếm cần
               đến nguồn cao áp và được gọi là nguồn nuôi. Điện thế hoạt động của chúng có
               khi lên đến hàng nghìn vôn. Vì vậy trong hệ ghi đo cần có bộ phận để tăng
               điện thế từ nguồn điện lưới lên đến điện thế hoạt động xác định riêng cho mỗi
               loại đầu đếm.




                                                            10
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15