Page 13 - Giáo trình môn học Y học hạt nhân xạ trị
P. 13
việc theo dõi sự biến đổi hoạt độ phóng xạ theo thời gian hoặc không gian. Các
máy đo đồ thị phóng xạ của thận, tim v.v... được cấu tạo theo kỹ thuật này.
Kỹ thuật đo dòng trung bình thường được áp dụng đối với tia gamma, có
khả năng đâm xuyên lớn. Vì vậy thiết bị này được dùng trong các nghiệm pháp
thăm dò in vivo, tức là đánh dấu phóng xạ bằng cách đưa vào trong cơ thể và khi
đo ta đặt đầu đếm từ bên ngoài cơ thể.
3.6.3. Đo toàn thân (Whole body counting)
Trong YHHN và an toàn bức xạ, nhiều lúc cần biết hoạt độ phóng xạ chứa
đựng trong toàn cơ thể, chứ không phải chỉ riêng một mô hay phủ tạng. Đó là các
trường hợp sau:
- Theo dõi sự biến đổi hoạt độ phóng xạ sau khi được đưa vào cơ thể.
Thông tin đó có thể giúp để tính toán sự hấp thu và sự đào thải của hợp chất đánh
dấu. Thiết bị này vừa chính xác vừa đỡ phiền hà hơn cách đo hoạt độ phóng xạ ở
nước tiểu, phân, mồ hôi thải ra và các mẫu bệnh phẩm như máu, huyết tương,
xương v.v...
- Theo dõi liều điều trị thực tế đang tồn tại trong cơ thể sau khi nhận liều.
Hình 1.3: Nhân độc tự trị trước và sau điều trị. Xạ hình thu được trên cùng một
bệnh nhân bằng máy quét thẳng tại bệnh viện Bạch Mai.
- Xác định liều nhiễm phóng xạ vào bên trong cơ thể qua các đường khác
nhau (ống tiêu hoá, hô hấp, da...).
- Xác định một số yếu tố cần thiết với độ chính xác cao như thuốc, vitamin,
protein, các chất điện giải trao đổi (exchangeable) và đặc biệt là hàm lượng Kali
trong toàn cơ thể.
Năm 1956, Marinelli lần đầu tiên đó tạo ra máy đo toàn thân bằng cách
ghép nhiều đầu đếm lại với nhau. Chúng được kết nối với nhau và sắp xếp sao
cho trường nhìn khắp toàn cơ thể và có khoảng cách tương đương nhau. Để đạt
được độ chính xác cao, các Detector phải đặt trong một phòng có hoạt độ nền
thấp (che chắn kỹ). Độ nhạy của máy phụ thuộc vào tinh thể, độ cao của phông,
sự đồng nhất của các tín hiệu từ các đầu đếm khác nhau. Do đó có nhiều loại máy
đo toàn thân với các độ nhạy khác nhau.
3.6.4. Ghi hình
Ghi hình là một cách thể hiện kết quả ghi đo phóng xạ. Các xung điện thu
nhận từ bức xạ được các bộ phận điện tử, quang học, cơ học biến thành các tín
hiệu đặc biệt. Từ các tín hiệu đó ta thu được bản đồ phân bố mật độ bức xạ tức là
sự phân bố đồng thời DCPX theo không gian của mô, cơ quan khảo sát hay toàn
cơ thể. Vai trò và ứng dụng kỹ thuật ghi hình trong y học sẽ được đề cập kỹ ở các
phần sau.
4. Các kỹ thuật cơ bản trong áp dụng đồng vị phóng xạ vào Y học hạt nhân
13