Page 69 - Kỹ năng giao tiếp
P. 69

người khác nói, việc đặt câu hỏi thể hiện chúng ta đang lắng nghe và quan tâm đến vấn

                  đề đối tác đang trao đổi.

                         - Giúp chúng ta hiểu rõ, hiểu chính xác những gì đối tác muốn trao đổi. Ví dụ:

                  khi học trên lớp, với những nội dung học tập chúng ta chưa hiểu rõ, việc tích cực trao
                  đổi – hỏi giáo viên hướng dẫn và bạn bè giúp chúng ta học tập tốt hơn.

                         - Giúp chúng ta thu thập được nhiều thông tin hơn

                         - Hiểu rõ hơn về tâm lý đối tượng giao tiếp

                         - Động viên, khuyến khích đối tác giao tiếp

                         - Giúp chúng ta thể hiện rõ suy nghĩ, quan điểm, thái độ, tình cảm của mình với
                  đối tượng giao tiếp.

                         - Giúp xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và bền vững…

                  II. Một số nguyên tắc chung khi phản hồi

                         Từ những ý nghĩa trên cho thấy, phản hồi là vô cùng quan trọng trong giao tiếp,

                  khi giao tiếp với người khác chúng ta cần dành thời gian để phản hồi. Tuy nhiên phản
                  hồi như thế nào để đạt được các lợi ích trên trong quá trình giao tiếp lại là một vấn đề

                  khó và cần phải được học tập, rèn luyện. Phản hồi hiệu quả cần tuân thủ những nguyên

                  tắc sau:

                         - Hiểu đối tác giao tiếp

                         Hiểu đối tác giao tiếp là nguyên tắc hết sức quan trọng khi đưa ra phản hồi. Khi
                  phản hồi một ai đó, bạn cần hiểu biết về trình độ, tính cách, tâm trạng… của họ để lựa

                  chọn cách thức phản hồi cho phù hợp. Ví dụ: Khi biết người chúng ta cần phản hồi là

                  người có lòng tự trọng cao, khi phê bình họ cần hết sức khéo léo, tế nhị hay phản hồi

                  người có tính bản thủ chúng ta không nên tranh cãi…

                         - Xác định rõ mục đích của việc phản hồi, suy nghĩ kĩ trước khi đưa ra thông
                  tin phản hồi

                         Trước khi đưa ra thông tin phản hồi, chúng ta cần xác định rõ mục đích của việc

                  phản hồi. Ví dụ, trước khi từ chối một ai đó chúng ta cần xác định rõ lý do tại sao phải

                  từ chối; cân nhắc xem có nên từ chối hay không. Bên cạnh đó khi đã quyết định phản

                  hồi cần phải suy nghĩ kĩ về nội dung phản hồi, cách thức phản hồi, thời gian phản hồi,
                  cảm nhận của người được phản hồi… để phản hồi cho hiệu quả.

                         - Phản hồi chính xác, kịp thời

                         Thông tin phản hồi cần chính xác mới thuyết phục được đối tác giao tiếp, mới

                                                                                                          69
                  Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74