Page 67 - Kỹ năng giao tiếp
P. 67
Họ dễ bị phân tâm
Họ không thích xem tài liệu khó
2. Người biết lắng nghe
Họ nắm lấy cơ hội; và tự hỏi: “mình đã nghe được những gì, trong vấn đề này
mình áp dụng được cái gì?”
Họ nhận xét nội dung; họ bỏ qua sự sai sót của diễn giả
Họ kiên nhẫn nghe hết tất cả thông tin từ phía người nói
Họ không nhận xét cho đến khi hiểu hoàn toàn; họ chỉ làm gián đoạn diễn giả
để làm sáng tỏ vấn đề
Họ lắng nghe để nắm chủ đề chính
Họ ghi chép ít và ghi chép theo ý hiểu của bản thân
Họ lắng nghe chăm chỉ; tỏ ra lắng nghe tích cực
Họ tích cực phản hồi những gì đã nghe, và những gì chưa hiểu
Họ lắng nghe và cân nhắc các bằng chứng; họ tóm tắt ý chính trong đầu.
Tóm lại, nói chỉ là một mặt của truyền thông giao tiếp trong cuộc sống. Còn
lắng nghe lại là một phần rất quan trọng trong đời sống của tất cả chúng ta: sinh viên,
cán bộ công nhân viên, nhà kinh doanh, và nhất là các cấp quản trị lãnh đạo cơ quan
đều cần phải biết lắng nghe.
Biết lắng nghe là một cách tốt nhất để cải thiện khả năng giao tiếp và thăng tiến
trong nghề nghiệp. Nó củng cố sự hoàn thành công tác và giúp bạn thành công trong
cuộc sống.
* Câu hỏi (bài tập) củng cố:
Câu 1. Lắng nghe là gì? Phân biệt giữa nghe và lắng nghe?
Câu 2. Phân tích ý nghĩa của lắng nghe trong giao tiếp? Lấy ví dụ cụ thể?
Câu 3. Phân tích các kiểu lắng nghe và lấy ví dụ cụ thể cho từng kiểu lắng
nghe?
Câu 4. Phân tích tiến trình lắng nghe?
Câu 5. Phân tích các yếu tố cản trở việc lắng nghe hiệu quả?
Câu 6. Cho biết cách thức lắng nghe hiệu quả?
Câu 7. Cho biết hững biểu hiện của một sinh viên biết lắng nghe trong giờ học ở
trên lớp
67
Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp