Page 14 - Kỹ năng giao tiếp
P. 14

+ Để thể hiện sự tôn kính, lịch thiệp, nên dùng những từ xưng hô: thưa ông,

                  thưa bà, thưa bác, thưa các anh, các chị…vì con người ai cũng muốn được người khác

                  tôn trọng mình. Thưa gửi là những từ đệm thể hiện sự kính trọng, gần gũi để được mọi

                  người chấp nhận.
                         + Để tạo cảm giác hứng thú, hấp dẫn, lôi cuốn lòng người nên dùng từ có biểu

                  cảm, có hình ảnh, có màu sắc và đôi khi lợi dụng cơ hội có thể xen vào đúng lúc đôi

                  chút hài hước thì có hiệu quả không nhỏ.

                         Vd: Thơm ngây ngất, đẹp tuyệt vời…

                         + Để tăng sự chú ý và tạo sức thuyết phục cao trong khi người nghe đang chần
                  chừ, do dự, có thể cũng cần dùng ngôn từ mạnh mẽ, từ nhấn, từ khẳng định: tuy nhiên,

                  chẳng hạn, tất nhiên, bởi vậy, ….

                         Khi sử dụng ngôn từ, cần chú ý tới hoàn cảnh, ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp

                  cụ thể để chọn loại ngôn từ gì, ở chừng mực nào cho thích hợp, chứ không nên lạm

                  dụng chúng một cách thái quá.
                         b. Âm điệu, giọng nói

                         Âm giọng trong hoạt động giao tiếp có tác động rất mạnh mẽ đến cảm xúc, tình

                  cảm của người nghe.

                         Âm điệu chuẩn xác, nhịp nhàng; giọng nói to rõ, truyền cảm bao giờ cũng có

                  sức lôi cuốn lòng người.
                         Với những giọng nói đều đều, the thé, đay nghiến, chì chiết hay ngon ngọt theo

                  kiểu nịnh hót dễ làm cho đối tác khó chịu, phiền lòng.

                         Tuỳ theo cảm xúc và ý tứ của người nói mà giai điệu cần có lúc du dương, lên

                  bổng, xuống trầm; đôi lúc phải  biết cách nhấn giọng hoặc thả giọng khi cần thiết. Như

                  vậy mới có thể lôi cuốn được lòng người, đưa tâm hồn của người nghe hoà quyện vào
                  trạng thái cảm xúc của người nói.

                         c. Tốc độ, cường độ nói

                         Tốc độ, cường độ nói có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp nhận thông tin ở người

                  nghe. Trong giao tiếp nếu chúng ta nói với tốc độ quá nhanh hay với cường độ nhỏ sẽ

                  làm cho đối tác giao tiếp không thể nghe rõ những gì chúng ta trao đổi, từ đó có thể
                  dẫn đến không hiểu hoặc hiểu lầm. Do đó, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói chúng ta

                  cần điều chỉnh tốc độ và cường độ nói ở mức độ hợp lý, đặc biệt là khi nói trước đám

                  đông, nói với người lớn tuổi, nói với trẻ em, với người có trình độ hiểu biết hạn chế….

                                                                                                          14
                  Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19