Page 15 - Kỹ năng giao tiếp
P. 15

d. Phong cách nói

                         Trong giao tiếp có nhiều phong cách nói khác nhau nhứ: nói hiển ngôn hay nói
                  hàm ngôn; nói nói thẳng hay nói tránh; nói lịch sự hay nói mỉa mai, châm chọc, ….

                  Trong giao tiếp tùy vào đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh và nội dung giao tiếp mà chúng

                  ta chọn phong cách nói cho phù hợp. Tuy nhiển để giao tiếp bằng ngôn ngữ nói đạt

                  hiệu quả chúng ta nên tránh sử dụng các phong cách nói quá thẳng thắn (Thuốc đắng

                  giã tật, sự thật mất lòng), tránh phong cách nói mỉa mai châm chọc người khác.
                         e. Cách truyền đạt

                         Trong  giao  tiếp  bằng  ngôn  ngữ  nói,  cách  truyền  đạt  được  xem  là  một  trong

                  những vấn đề quan trọng trong việc thu hút và tạo hứng thú cho người nghe cũng như

                  nâng cao hiệu quả của quá trình trao đổi thông tin. Để giao tiếp có hiệu quả chúng ta

                  sử dụng cách truyền đạt lôgic, mạch lạc, hài hước, dí dỏm. Nên tránh cách truyền đạt
                  ấp a ấp úng, gây mê…

                         2.1.2.  Ngôn ngữ viết

                         Ngôn ngữ viết cần được dùng khi cần có sự rõ ràng minh bạch, cần lưu giữ lưu

                  dài làm bằng chứng, hoặc không có điều kiện sử dụng ngôn ngữ khác. Chẳng hạn như

                  văn bản pháp luật, biên bản, hợp đồng, hoá đơn, chứng từ, chứng nhận, thư từ, tài liệu,
                  sách báo, ..

                         So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết đòi hỏi cao hơn, nghiêm ngặt hơn về văn

                  phong, ngữ pháp chính tả, ngôn từ, cấu trúc câu. Ngôn ngữ viết phải rõ ràng, chi tiết,

                  chính xác và tuân theo các quy tắc ngữ pháp, dùng ngôn ngữ viết phải hết sức chú ý tới

                  văn phong, văn viết phải xúc tích, logic, chặt chẽ. Chỉ cần sai sót một từ, hoặc không
                  rõ nghĩa có thể gây ra hiểu lầm, hiểu sai.

                         Đối với nhân viên văn phòng, giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là rất thường xuyên

                  trong việc soạn thảo các loại văn bản hành chính. Vì vậy việc lưu ý những vấn đề trên

                  là hết sức cần thiết ngoài ra phải tuân thủ những quy định chung về thể thức văn bản.

                         2.2. Phi ngôn ngữ
                         Các yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp, đồng thời là

                  phương tiện đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giao tiếp trực tiếp. Các yếu tố




                                                                                                          15
                  Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20