Page 16 - Kỹ năng giao tiếp
P. 16

phi ngôn ngữ trong giao tiếp gồm: ánh mắt, nét mặt, nụ cười, cử chỉ, giọng nói, điệu

                  bộ…

                         Tất cả những yếu tố này đều thể hiện thái độ, cảm xúc và phản ứng của con

                  người. Nó có thể làm tăng giá trị ngôn ngữ nói, làm cho ngôn ngữ nói có hồn hơn.
                         Ví dụ: lời chúc mừng kèm theo cái bắt tay nồng hậu và nụ cười tươi tắn trên

                  môi. Như vậy, lời chúc mừng đó mới có giá trị. Nếu chỉ nói chúc mừng, mà thờ ơ lạnh

                  nhạt, không bắt tay, không tươi cười với người được chúc mừng thì lời chúc mừng đó

                  không những không có giá trị mà còn được hiểu là giả tạo.

                         Lời cảm ơn mà không kèm nét mặt tươi tắn, hàm ơn, thì mới là cảm ơn một
                  nửa. Tặng hoa mà không nói gì vời người nhận hoa, thì chẳng ai muốn nhận, vì đâu

                  phải là hoa tặng.

                         Không những thế, giao tiếp phi ngôn ngữ còn có thể thay thế ngôn ngữ nói, nó

                  là một cách để những người không có khả năng nói có thể giao tiếp với cuộc sống bên

                  ngoài. Họ dùng tay và các hành động  của cơ thể để trao đổi thông tin và tình cảm của
                  mình, họ không còn thấy tự ti và mở rộng lòng mình hơn với mọi người.

                         Như vậy, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là bất kỳ thông điệp nào chúng ta

                  gửi tới người đối thoại thông qua các cử chỉ hành động của cơ thể như ánh mắt, nét

                  mặt, nụ cười, cử chỉ, điệu bộ và khoảng cách giao tiếp. Nhưng sinh động nhất, giá trị

                  nhất và thường được sử dụng nhiều nhất là ánh mắt và nụ cười.
                         2.2.1. Ánh mắt

                                                    “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”

                         Ánh mắt phản ánh cá tính, trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm, tâm trạng và ước

                  nguyện của con người ra bên ngoài., ví dụ:

                        Người có óc thực tế thường có cái nhìn lạnh lùng

                        Người ngay thẳng nhân hậu có cái nhìn thẳng và trực diện

                        Người nham hiểm đa nghi có cái nhìn xoi mói, lục lọi
                        Mắt liếc ngang liếc dọc thể hiện sự nghi ngờ, không tin tưởng.

                        Cặp mắt lẫn tránh cái nhìn  là người nói dối hay cố dấu một điều gì, có khi còn

                         lộ ra bản tính là một con người dối trá, không thành thật, hay lật lọng (có khi lại

                         là người nhút nhát, rụt rè)-người Singapore có thể không nhìn vào mắt họ vì họ

                         cho thế là kém tôn trọng.



                                                                                                          16
                  Tài liệu giảng dạy Môn Kỹ năng giao tiếp
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21