Page 8 - Dược liệu
P. 8
Trên đây là một số nguyên tắc chung, tuy nhiên, đối với từng dược liệu cụ thể
cần chú ý theo dõi sự thay đổi hàm lượng hoạt chất để định thời gian thu hái thích hợp
để đạt được kết quả tốt nhất.
3.2. Ổn định dược liệu
Dược liệu nguồn gốc thảo mộc thường chứa nhiều enzym như enzym thuỷ phân
cắt các dây nối osid, enzym cắt dây nối ester, enzym đồng phân hoá, enzym oxy hoá,
enzym trùng hợp hóa… Người ta đã phân lập được hàng trăm enzym khác nhau.
Enzym là những chất xúc tác hữu cơ của các phản ứng xảy ra trong các tế bào của thực
vật và động vật. Enzym tồn tại trong dược thảo sau khi thu hái sẽ hoạt động mạnh ở
o
o
nhiệt độ 25 C đến 50 C với độ ẩm thích hợp.
Các enzym có thể hữu ích khi nó biến đổi tiền chất thành hoạt chất, nhưng đa số
enzym sẽ phá huỷ hoạt chất sau khi ta thu hái dược liệu. Vì vậy để phá huỷ enzym làm
cho chúng không hoạt động trở lại khi có điều kiện thích hợp, người ta đề ra các
phương pháp gọi là phương pháp "ổn định" dược liệu
3.2. 1. Phương pháp phá huỷ enzym bằng cồn sôi
Phương pháp này cho một cồn thuốc ổn định, cách làm như sau: cắt nhỏ dược
liệu tươi, thả từng ít một (để cồn vẫn tiếp tục sôi) vào cồn 95 % đang đun sôi. Lượng
cồn dùng thường gấp 5 lần lượng dược liệu. Sau khi đã cho hết dược liệu, lắp ống sinh
hàn đứng và giữ cho cồn sôi trong 30 - 40 phút. Để nguội, gạn lấy cồn. Dược liệu đem
giã nhỏ và chiết kiệt lần hai. Như vậy ta có một dung dịch cồn hoặc cao sau khi bốc
hơi cồn chứa các hoạt chất của cây tươi.
3.2. 2. Phương pháp dùng nhiệt ẩm
Hơi cồn
Dùng nồi hấp, cho vào một ít cồn 95 %, xếp dược liệu trên các vỉ chồng lên nhau.
Vỉ dưới cùng nằm trên mặt cồn. Vỉ trên cùng được đậy bằng một nón kim loại để tránh
cồn khi đọng lại nhỏ trên dược liệu. Đậy nồi, vòi thoát để ngỏ. Đun nhanh và dẫn hơi
cồn ra xa lửa bằng một ống dẫn. Sau khi đã xả hết không khí, đóng vòi lại, làm tăng áp
suất và giữ vài phút ở 1,25 atmosphe. Để nguội, mở nồi lấy dược liệu ra rồi làm khô.
Phương pháp này cho ta dược liệu có màu sắc đẹp, thành phần hoá học giống như
dược liệu tươi.
Hơi nước
Cách tiến hành như trên nhưng thay cồn bằng nước và giữ ở nhiệt độ 105 - 110 C
o
trong vài phút. Phương pháp này hay dùng đối với các bộ phận dày, cứng như rễ, vỏ,
gỗ, hạt nhưng có nhược điểm: tinh bột biến thành hồ, protein bị đông lại, do đó sau khi
làm khô, dược liệu có trạng thái sừng làm cho việc chiết xuất hoạt chất không thuận
lợi.
3.2. 3. Phương pháp dùng nhiệt khô
Phương pháp này đã được sử dụng từ lâu để chế biến chè xanh bằng cách sao để
phá huỷ enzym, ngược lại với việc chế chè đen bằng cách để cho enzym hoạt động. Ở
quy mô công nghiệp, người ta ổn định bằng cách thổi một luồng gió nóng 80 - 110 C
o
có khi còn nâng nhiệt độ lên 300 C hoặc hơn trong một thời gian rất ngắn đi qua dược
o
liệu. Phương pháp này không được hoàn hảo vì trong môi trường khô enzym khó bị