Page 12 - Dược liệu
P. 12

vực để dễ tìm, dễ kiểm soát. Các dược liệu độc như Cà độc dược, Ô đầu, Mã tiền… và
                  các dược liệu có tinh dầu như Hồi, Đinh hương, Quế, Bạc hà… phải để riêng. Định kỳ
                  phải theo dõi nấm mốc, sâu bọ.

                        Khi dược liệu bị nấm mốc thì phải xử lý như rửa, lau nước hoặc cồn rồi phơi sấy
                  lại, nếu nhiễm nặng thì phải loại bỏ. Nếu dược liệu bị sâu mọt phương pháp đơn giản
                                   0
                  nhất là sấy ở 65 C. Có thể phòng chống nấm mốc, sâu mọt bằng cách sử dụng bức xạ.
                  Dược liệu với số lượng ít và rất dễ sâu mọt thường được đựng trong những hộp hoặc
                  thùng sắt kín và nhỏ xuống đáy thùng một vài giọt chloroform.

                  4. Các phương pháp kiểm nghiệm dược liệu
                        Kiểm nghiệm một dược liệu nghĩa là xác định dược liệu đó có đạt tiêu chuẩn quy
                  định hay không. Khi kiểm nghiệm có thể dựa vào tiêu chuẩn nhà nước được ghi trong
                  Dược điển hoặc theo tiêu chuẩn cơ sở. Các chỉ tiêu của một tiêu chuẩn được đề ra để
                  đảm bảo chất lượng của dược liệu và có căn cứ để giao dịch trên thị trường tiêu chuẩn
                  của một dược liệu thường bao gồm:
                      -   Đặc   điểm   hình   thái:   gồm   các   đặc   điểm   cảm   quan,   đặc   điểm   vi   học   của
                      dược liệu.

                      - Thử tinh khiết: độ ẩm, độ tro, tạp chất hay các hằng số vật lý.
                      - Định tính thành phần chính trong dược liệu.

                      - Định lượng thành phần chính hoặc hàm lượng cao chiết được của dược liệu.

                      Các phương pháp thường áp dụng trong kiểm nghiệm dược liệu là: cảm quan, soi
                  kính hiển vi, dựa vào các hằng số vật lý, phương pháp hoá học, phương pháp sắc ký...
                  Sau đây là một số phương pháp thường dùng trong kiểm nghiệm dược liệu


                  4.1. Cảm quan
                        Phương pháp cảm quan nghĩa là dùng các giác quan của chúng ta để đánh giá,
                  phân biệt các dược liệu. Dùng mắt để quan sát hình dáng bên ngoài, kích thước, màu
                  sắc của dược liệu; đối với một vài dược liệu thì cần phải bẻ ra để quan sát bên trong.
                  Dùng tay để cảm nhận thể chất, mức độ nặng nhẹ, xốp chắc, trơn hay dính của dược
                  liệu. Mùi là đặc điểm của nhiều dược liệu chứa tinh dầu, nhựa. Vị của dược liệu có thể
                  ngọt như cam thảo, cỏ ngọt; chua đối với dược liệu chứa acid hữu cơ; đắng như đối
                  với các dược liệu chứa alcaloid, glycosid; cay như ớt, gừng…

                  4.2  Soi kính hiển vi

                        Phương pháp đánh giá dựa vào kính hiển vi bao gồm soi vi phẫu và soi bột. Đây
                  là phương pháp hay dùng nhất để kiểm nghiệm dược liệu là các bộ phận của cây thuốc.
                  Trong một vài trường hợp phương pháp này lại có ưu thế hơn phương pháp hoá học.
                  Ví dụ, để phân biệt các loại tinh bột người ta không thể dựa vào phương pháp hoá học
                  mà phải nhờ vào các đặc điểm hiển vi. Một vài mảnh lá trúc đào trong dạ dày tử thi
                  được xác định dễ dàng bằng soi vi phẫu hơn là làm phản ứng tìm oleandrosid. Dùng
                  kính hiển vi không chỉ để xác định sự giả mạo mà còn có thể ước lượng tỷ lệ chất giả
                  mạo căn cứ vào số lượng một đặc điểm nào đó của mẫu kiểm nghiệm so sánh với mẫu
                  đối chứng.


                  4.3. Phương pháp hoá học
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17