Page 6 - Dược liệu
P. 6
dược" gồm 13 cuốn và cuốn "Kim ngọc quyển" viết bằng chữ nôm ghi nhiều phương
thuốc gia truyền.
Dưới thời triều Nguyễn có Trần Nguyệt Phương viết cuốn "Nam Bang thảo mộc"
trong đó viết nhiều cây thuốc theo kinh nghiệm.
Dưới thời Pháp thuộc (1885 - 1945), thực dân Pháp tổ chức nền y tế theo lối tây
y, hạn chế đông y. Tuy thế trong thời kỳ này cũng có nhiều tập sách có giá trị:
- Đinh Nho Chấn và Phạm Văn Thái biên soạn "Trung Việt Dược tính Hợp biên"
gồm 16 cuốn viết công dụng, cách chế biến 1655 vị thuốc bắc và nam.
- Nguyễn An Nhân với tập "Y học Tùng thư" gồm 16 cuốn bằng tiếng Việt.
- Phó Đức Thành với tập "Việt Nam Dược học" gồm 5 cuốn bằng tiếng Việt.
Từ ngày cách mạng tháng 8 - 1945 cho đến nay, nhà nước ta rất quan tâm đến
việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Trong thời kháng chiến chống Pháp và
Mỹ, quân dân ta đã tận dụng nguồn dược liệu ở địa phương để bào chế ra thuốc men,
tự túc được một phần quan trọng trong nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh. Nhiều cơ sở
và tổ chức y dược học cổ truyền đã được thành lập như Viện Nghiên cứu Đông y, Viện
Y dược học Dân tộc, Viện Dược liệu, Hội Đông y… Nhiều tài liệu về cây thuốc được
biên soạn, đặc biệt cuốn "Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam" do GS.TS. Đỗ Tất
Lợi biên soạn, đã được tái bản nhiều lần. Cuốn sách này được đánh giá cao không chỉ
ở trong nước mà còn cả ở nước ngoài.
Từ những năm 1958, Nhà nước, Bộ Y tế đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết nói về
phương châm kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, khai thác phát triển cây
thuốc và động vật làm thuốc, nghiên cứu và sử dụng thuốc Nam.
3. Thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu
3. 1. Thu hái dược liệu
Chất lượng một dược liệu tốt hay xấu chủ yếu là do hàm lượng hoạt chất chứa
trong dược liệu nhiều hay ít. Hoạt chất của dược liệu thay đổi bởi nhiều yếu tố: di
truyền, điều kiện địa lý khí hậu, trồng trọt, thu hái, phơi sấy, bảo quản. Ở đây, chúng ta
xem xét vấn đề thu hái. Nếu thu hái đúng nguyên tắc thì hàm lượng hoạt chất ta mong
muốn có trong dược liệu sẽ đạt được tối đa. Cũng cần biết rằng mỗi dược liệu có thể
có nhiều hoạt chất khác nhau, hàm lượng của mỗi hoạt chất có thể thay đổi tuỳ theo
mùa, tuỳ theo chu kỳ phát triển của cây. Nếu thu hoạch đúng thời gian (có thể thay đổi
tuỳ theo khí hậu, địa dư của mỗi vùng hay xê dịch chút ít theo thời tiết trong năm)
dược liệu thu được sẽ có hoạt chất tối đa. Ví dụ:
- Bạc hà có hàm lượng tinh dầu cũng như menthol trong tinh dầu đạt tối đa lúc cây
bắt đầu ra hoa. Tinh dầu ở cây còn non chủ yếu là menthon.
- Canh ki na có hàm lượng alcaloid trong vỏ cây tăng nhanh theo sự phát triển của
cây và đạt tối đa vào năm thứ 7.
- Hoa hòe hái lúc còn nụ thì hàm lượng rutin cao, khi hoa nở hàm lượng rutin thấp.
- Thành phần hoạt chất cũng có thể thay đổi theo thời gian, ví dụ cây Duboisia
myoporoides ở Queensland khi thu hoạch vào tháng 10 thì chứa 3% hyoscyamin
nhưng khi thu hoạch vào tháng 4 thì chứa scopolamin với hàm lượng như trên.