Page 5 - Dược liệu
P. 5

Năm 55 tuổi (1385) ông bị bắt đi sứ sang nhà Minh, ở Trung Quốc. Tuệ Tĩnh
                  chữa cho Tống vương phi (vợ vua Minh) khỏi bệnh sản hậu nên được phong là "Đại y
                  thiền sư". Ông mất ở Trung Quốc không rõ năm nào.

                        Dưới thời nhà Minh đô hộ (1400 - 1427), người Hán có chủ trương đồng hoá dân
                  tộc ta và thủ tiêu văn hoá của ta nên trong thời kỳ này không có tác phẩm y học.
                  Những thế kỷ tiếp theo lại có nhiều danh y xuất hiện:

                       Thế kỷ 16 có Hoàng Đôn Hoà, một lương y nổi tiếng dưới triều Lê (Lê Thánh
                   Tông, Lê Thế Tông). Ông đã giúp triều đình cứu chữa cho bệnh binh trong quân đội
                   nhà Lê trong thời gian giao tranh với nhà Mạc. Ông đã chữa khỏi bệnh cho nhiều
                   người trong vùng, trong đó có công chúa Phương Dung con vua Lê Thế Tông và được
                   làm phò mã. Ông để lại tác phẩm “Hoạt nhân toát yếu” (Phép cốt yếu cứu người) gồm
                   nhiều phương thuốc chữa bệnh. Các đời vua về sau đều có sắc phong ghi nhớ công lao
                   của ông. Nhà nước ta cũng đã xếp hạng Di tích lịch sử miếu thờ ông tại làng Đa Sĩ
                   (hay Đan Sĩ), Hà Đông (nay thuộc Hà Nội).

                   Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791) chính tên là Lê Hữu Trác, nguyên quán thôn Văn
                   Xá, làng Liêu Xá, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương. Lê Hữu Trác hồi nhỏ theo cha
                   đi học ở kinh thành Thăng Long (Hà Nội) nổi tiếng là người thông minh, học rộng,
                   văn thơ lỗi lạc. Tuy nhiên sống dưới thời rối ren cực độ của chính quyền nhà Trịnh,
                   ông chán ghét chiến tranh, viện cớ về Hương Sơn nuôi mẹ. Nhân thời gian nằm chữa
                   bệnh ở nhà lương y Trần Độc ông mượn sách thuốc để đọc. Vốn là người thông minh,
                   học rộng, càng đọc sách thuốc ông càng thấy thú vị say mê. Lại thấy làm nghề y thiết
                   thực ích lợi cho mình, vừa có điều kiện giúp đỡ mọi người nên ông quyết chí học
                   thuốc.

                        Sau mấy chục năm đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu sâu rộng kinh điển
                  y học Trung Hoa kết hợp với y học dân tộc cổ truyền, ông biên soạn trong 26 năm bộ
                  sách thuốc "Hải Thượng y tông tâm lĩnh" gồm 28 tập, 66 quyển. Trước tác của ông
                  chẳng những được dùng để giảng dạy y học mà còn phục vụ trị bệnh cho nhân dân
                  đương thời. Đặc biệt, Hải thượng Lãn ông đã phát huy chủ trương "Dùng thuốc Nam
                  chữa bệnh cho người Nam" của Tuệ Tĩnh. Ông đã sưu tầm hơn 300 vị thuốc mới, phát
                  hiện và nghiên cứu trên lâm sàng, tổng hợp thêm nhiều phương thuốc gia truyền công
                  hiệu và phổ biến cho nhân dân để mọi người tự chữa các bệnh thông thường với cây
                  nhà lá vườn sẵn có. Ông viết:

                                               " Thuốc thang sẵn có khắp nơi
                                         Trong vườn ngoài ruộng trên đồi dưới sông

                                               Hàng ngàn thảo mộc thú trùng,

                                         Thiếu gì thuốc bổ thuốc công quanh mình".
                        Lãn ông là một nhà y học nổi tiếng của dân tộc ta đã nêu cao đạo đức của người
                  thầy thuốc, soi sáng cho y học nước nhà. Với những quan điểm nhân đạo và thực tế, về
                  sau được nhân dân ta coi là một “Đại y tôn” của Việt Nam.

                        Dưới thời Tây Sơn (1788 - 1802) vì chiến tranh liên tiếp, tình hình y dược học
                  không có gì đổi mới. Danh y thời bấy giờ có tiến sĩ Nguyễn Gia Phan đã có công dập
                  tắt được nhiều vụ dịch, cứu sống nhiều người, ông đã biên soạn cuốn  "Liệu dịch
                  phương pháp toàn tập". Danh y Nguyễn Quang Tuân biên soạn cuốn "La Khê phương
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10