Page 11 - Dược liệu
P. 11

–5
                  bị thăng hoa dưới áp suất giảm (10 mmHg). Với phương pháp đông khô, nguyên liệu
                  có thể được làm khô tuyệt đối, các hoạt chất không bay hơi cũng được bảo vệ nguyên
                  vẹn, các enzym bị ức chế nhưng có thể hoạt động trở lại ở điều kiện bình thường, cấu
                  trúc của các mô cũng không bị biến đổi.
                        Phương pháp đông khô thường chỉ dùng để làm khô một số dược liệu quý như
                  nọc rắn, sữa ong chúa hoặc trong nghiên cứu các dược liệu chứa những hoạt chất rất dễ
                  bị biến đổi.

                  3.4. Đóng gói và bảo quản dược liệu


                  3.4.1. Chọn lựa dược liệu
                        Việc chọn lựa mặc dầu đã được thực hiện một phần trong quá trình thu hái, tuy
                  nhiên sau khi sấy khô nhất thiết phải chọn lựa lại trước khi đóng gói đưa ra thị trường
                  để đảm bảo dược liệu đạt tiêu chuẩn quy định. Một số qui định thường được đề ra về:

                      - Tạp chất, bao gồm các tạp chất hữu cơ (rơm rạ, vật lạ khác) hoặc vô cơ (đất,
                      cát…).
                      - Các bộ phận khác với bộ phận quy định được dùng (cành lẫn với lá, rễ lẫn với
                      thân…).

                      - Màu sắc, mùi vị.
                      - Tỉ lệ của dược liệu bị vụn nát.

                      - Dược liệu bị nhiễm mốc mọt.

                        Công việc chọn lựa chủ yếu tiến hành bằng tay, có thể dùng dụng cụ hoặc máy
                  móc đơn giản như rây có kích thước mắt khác nhau, quạt gió …

                  3.4.2. Đóng gói

                        Mục đích của việc đóng gói là để bảo vệ dược liệu về mọi mặt trong thời gian
                  vận chuyển hay bảo quản.

                        Khi đóng gói cần phải theo đúng tiêu chuẩn về loại bao bì, kích thước, khối
                  lượng, hình dáng. Phải có nhãn ghi rõ: Tên dược liệu, khối lượng nguyên, khối lượng
                  cả bì, nơi sản xuất, số kiểm soát. Nếu đóng gói nhỏ có thể dùng ngay thì trên nhãn phải
                  ghi cả công dụng, cách dùng, liều dùng, hạn dùng.

                  3.4.3. Bảo quản

                        Bảo quản dược liệu là biện pháp nhằm giữ phẩm chất và hình thức của dược liệu
                  không bị giảm sút trước khi chúng được sử dụng.
                        Trong thời gian bảo quản, dược liệu chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: nhiệt độ,
                  ánh sáng, độ ẩm, sâu mọt và nấm mốc dẫn tới biến đổi màu sắc mùi vị, giảm hàm
                  lượng hoạt chất, bị nhiễm nấm mốc, sâu mọt sinh ra các chất độc hại khác. Độ ẩm
                  trong không khí cao là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng dược liệu. Nếu dược
                  liệu dễ hút ẩm thì phải đựng trong bao bì bằng nhựa tổng hợp hoặc bằng sắt và dưới
                  đáy có để chất hút ẩm.
                        Muốn bảo vệ dược liệu tốt thì phải xây dựng kho chứa đúng quy cách. Kho
                  thường được xây dựng bằng các nguyên liệu chống cháy. Kho phải mát, thoáng gió,
                  khô ráo. Giữa các giá phải có lối đi lại. Các dược liệu phải được xếp đặt theo từng khu
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16