Page 3 - Dược liệu
P. 3

Chương 1

                                              ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LIỆU


                  MỤC TIÊU

                       1.  Trình bày được định nghĩa, nội dung của môn học.
                       2.  Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển của dược liệu Việt nam.
                       3.  Trình bày được phương pháp thu hái, chế biến, bảo quản dược liệu
                       4.  Trình bày được phương pháp kiểm nghiệm dược liệu bằng vi học và  hoá học


                  NỘI DUNG
                  1. Định nghĩa, nội dung môn học
                  1.1 Định nghĩa môn học

                        Dược liệu học là môn học chuyên môn trong chương trình đào tạo dược sĩ đại
                  học. Thuật ngữ “Dược liệu học” trong tiếng Anh là “Pharmacognosy” có nghĩa là
                  các hiểu biết về thuốc do Seydler đưa ra vào năm 1815, được ghép từ 2 từ Latin
                  (gốc Hy Lạp) là pharmakon (nghĩa là thuốc) và gnosis (nghĩa là hiểu biết).
                        Ngày nay, môn Dược liệu học thường được quan niệm là  khoa học về các
                  nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc sinh học. Đây là môn học nghiên cứu về sinh học
                  và hoá học những nguyên liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc sinh vật mà trong đó các
                  cây thuốc là đối tượng chính.
                  1.2 Nội dung môn học

                        Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức bao gồm nguồn gốc, thành
                  phần hoá học, kiểm nghiệm, tác dụng và công dụng của dược liệu. Yêu cầu chủ yếu là
                  xác định được tính đúng, đánh giá được chất lượng và hướng dẫn sử dụng dược liệu.
                        Trước đây, nguồn nguyên liệu tự nhiên làm thuốc tập trung chủ yếu vào các
                  nguyên liệu trên cạn. Ngày nay, các dược liệu từ nguồn tài nguyên biển cũng rất được
                  chú ý. Các nguồn nguyên liệu tự nhiên cung cấp các chất nội tiết (động vật), các kháng
                  sinh (vi sinh vật) và các cây độc, nấm độc, các cây cỏ gây dị ứng, các cây diệt côn
                  trùng cũng được đề cập trong một số chương trình giảng dạy môn dược liệu ở một số
                  nước. Đối tượng nghiên cứu của dược liệu học hiện nay còn là các sinh vật sử dụng
                  trong hương liệu và mỹ phẩm.
                        Dược liệu học ngày nay tập trung vào nghiên cứu bốn lĩnh vực chính:

                        - Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc,

                        - Kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hoá dược liệu,
                        - Chiết xuất dược liệu,

                        - Nghiên cứu thuốc mới từ dược liệu.
                        Dược liệu có thể là tất cả các bộ phận của cây hoặc con thuốc hoặc chỉ là một hay
                  vài bộ phận của chúng. Những chất tiết ra hay được tách chiết ra từ cây cỏ hoặc động
                  vật như gôm, nhựa, sáp, tinh dầu, dầu mỡ cũng thuộc phạm vi dược liệu. Theo quan
                  niệm hiện nay thì môn dược liệu không chỉ nghiên cứu nguyên liệu thô mà cả những
                  tinh chất chiết ra từ dược liệu ví dụ hoa Hòe và rutin, lá dương Địa hoàng và digitalin, rễ
                  Ba gạc và reserpin, Dừa cạn và vinblastin.
   1   2   3   4   5   6   7   8