Page 61 - Dược liệu
P. 61
Sapogenin R1 R2 R3
OH
Acid platycogenic A CH2OH COOH αOH
Acid platycogenic B CH3 COOH β OH
COOH
HO
R 3
HO
R 1 R 2
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 709)
Tác dụng và công dụng
Saponin của Cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh, có tác dụng long đờm và tiêu
đờm, làm hạ cholesterol máu. Dược liệu còn có tác dụng hạ đường huyết, làm dịu thần
kinh và giảm sốt. Có trường hợp bệnh nhân bị nôn sau khi uống thuốc. Cần thận trọng
trong trường hơp bệnh nhân bị loét dạ dày, ruột.
Cát cánh được sử dụng trong điều trị ho có đờm, viêm họng, viêm phế quản, hen
suyễn, cao lipid huyết, cao huyết áp, tiểu đường, kháng viêm, suy giảm miễn dịch.
Trong y học cổ truyền có đơn thuốc của Trọng cảnh: Cát cánh 4g, Cam thảo 8g,
nước 600 ml sắc còn 200 ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chú ý rằng có trường hợp bệnh nhân bị nôn sau khi uống thuốc. Cần thận trọng
trong trường hợp bệnh nhân bị loét dạ dày, ruột.
2.4 NGƯU TẤT
Dược liệu là rễ đã phơi hay sấy khô của
cây ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume.),
họ Dền (Amaranthaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thuộc thảo cao khoảng 1m. Thân
mảnh, lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép
nguyên dài 5-12 cm, rộng 2-5 cm. Cụm hoa là
bông ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa mọc hướng lên
nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống.
Quả nang, lá bắc còn lại và nhọn thành gai cho
nên vướng phải có thể mắc vào quần áo.
Cây được trồng ở nước ta.
Hình 3.11 Ngưu tất
Bộ phận dùng và chế biến Achyranthes bidentata Blume.
Rễ (Radix Achyranthis bidentatae)