Page 63 - Dược liệu
P. 63
2.5 RAU MÁ
Dược liệu là toàn cây tươi hoặc phơi khô của cây Rau má (Centella asiatica
Urb.), họ Hoa tán (Apiaceae). Dược liệu còn có tên là Tinh tuyết thảo
Đặc điểm thực vật và phân bố
Rau má là loại cỏ sống dai, mọc bò, rễ
mọc ở các mấu của thân. Lá có cuống dài 10 -
12 cm, phiến lá khía tai bèo tròn, gốc lá hình
tim, rộng 2 - 4 cm. Gân lá hình chân vịt. Cụm
hoa tán đơn gồm các hoa rất nhỏ. Quả dẹt.
Cây mọc hoang ở ruộng vườn, bãi cỏ. Ở
thành phố Hồ Chí Minh, Rau má được trồng
nhiều trong các vườn nhà thuộc xã An Phú
Đông, Thạnh Lộc, huyện Hóc Môn. Cây còn
được trồng ở Tiền Giang, Thanh Hoá.
Hình 3.12 Rau má
Bộ phận dùng và chế biến Centella asiatica Urb.
Toàn cây (Herba Centellae asiaticae)
Có thể thu hái quanh năm. Hái toàn cây, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, có thể dùng
tươi hoặc khô. Thường được dùng tươi.
Thành phần hóa học
Saponin: các hợp chất triterpenoid nhóm ursan được xem là hoạt chất chính trong
Rau má. Cho tới nay, hơn 20 chất đã được phân lập với phân nửa trong số đó là các
saponosid. Các saponin quan trọng trong Rau má là asiaticosid và madecassosid.
COOR
HO 2
Acid asiatic R = H R = H
1
2
Asiaticosid R = H R = Glc - Glc - Rha
6
4
HO 1 2
Acid madecassic R = OH R = H
2
1
6
4
HOH C R 1 Madecassosid R = OH R = Glc - Glc - Rha
1
2
2
Flavonoid: trong Rau má có các flavonoid là kaempferol, quercetin.