Page 58 - Dược liệu
P. 58
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr.705)
Tác dụng
Dịch chiết cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày, chống co thắt.
Tác dụng long đờm do có saponin.
Tác dụng tương tự như cortison do glycyrrhizin, giữ nước trong cơ thể kèm theo
tích các ion Na+ và Cl- và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp. Nếu
dùng cam thảo một thời gian lâu thì có hiện tượng phù. Acid liquiritic cũng có tác
dụng chống viêm, chống loét và làm chóng lành sẹo.
Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO).
Thí nghiệm trên súc vật cho thấy cam thảo có khả năng giảm độc của morphin,
cocain, strychnin, atropin, các độc tố bạch hầu, uốn ván.
Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Công dụng
Thuốc chữa ho.
Thuốc chữa loét dạ dày và ruột, uống 10-14 ngày, nghỉ vài ngày để tránh hiện
tượng phù, thường hay phối hợp với bismuth nitrat kiềm, magnesium carbonat, calci
carbonat, bột vỏ Rhamnus (hoặc đại hoàng).
Acid glycyrrhetic được dùng làm thuốc chống viêm tại chỗ.
Trong bào chế khoa, cam thảo dùng làm tá dược điều vị để làm mất các vị khó
uống trong các chế phẩm.
Vì có tác dụng chống co thắt, cam thảo được phối hợp làm trà nhuận tràng.
Cam thảo còn được dùng làm mứt, nước uống, làm thơm thuốc lá.
* Các dạng bào chế:
Cao mềm, cao lỏng, cao khô, siro. Một đơn thuốc chữa ho: Cát cánh 4g, cam thảo
8g, nước 600ml sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày. Cam thảo kết hợp với
ô mai, gừng dưới dạng mứt “ô mai cam thảo” để ngậm chữa ho.
Thuốc mỡ có acid glycyrrhetic dùng để chống viêm, chữa một số bệnh eczema.
Người ta còn chuyển acid glycyrrhetic thành dẫn chất muối Na hemisuccinat gắn vào
OH ở C3 để làm tăng độ hoà tan.
2.2 VIỄN CHÍ