Page 66 - Dược liệu
P. 66
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 843)
Công dụng
Theo y học cổ truyền vỏ ngũ gia bì chân chim có tác dụng khu phong, trừ thấp,
mạnh gân cốt. Dùng trong trường hợp đau lưng, đau xương cốt do hàn thấp, gân xương
co rút, sưng đau hoặc sưng đau do sang chấn. Dùng từ 10 g-20g /ngày, dạng thuốc sắc
hoặc rượu thuốc.
2.7 NHÂN SÂM
Dược liệu là rễ đã chế biến của cây Nhân sâm còn được gọi là sâm Cao ly hay
sâm Triều Tiên ( Panax ginseng C.A.. Meyer.), họ Nhân sâm (Araliaceae).
Sâm trồng còn được gọi là viên sâm, sâm mọc hoang gọi là sơn sâm
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây nhỏ, cao 30 - 50 cm có thể sống trên
50 năm. Cây mang ở ngọn một vòng 4 - 5 lá.
Cuống lá dài. Lá kép chân vịt. Lá lúc đầu có 3
lá chét về sau có 5 lá chét; hai lá chét ngoài nhỏ
hơn các lá chét ở giữa. Mép lá có răng cưa. Cây
trồng thì ra hoa vào năm thứ 3 vào mùa hạ; từ
điểm giữa của vòng lá nhô lên một trục cao
chừng 10 cm mang hoa màu trắng nhạt nhóm
họp thành tán đơn. Hoa đều 5 cánh, lá đài 5
răng, 5 nhị. Bầu hạ, 2 ô. Quả hạch, màu đỏ gần
hình cầu. Rễ củ thường phân thành nhiều nhánh
trông như hình người nên có tên là Nhân sâm.
Đôi khi có những củ sâm có kích thước rất lớn
nặng đến 300 - 400 g.
Hình 3.14. Nhân sâm
Cây mọc hoang và được trồng ở Triều Tiên, Panax ginseng
đông bắc Trung Quốc, Liên Xô cũ. Việc trồng
trọt Nhân sâm rất công phu (tương tự như Tam thất, xem bài sau), sau 5 - 6 năm mới
thu hoạch. Đất phải tốt. Cây ưa bóng râm. Thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu.
Người ta cho rằng loại mọc hoang có giá trị hơn loại trồng. Hiện ta vẫn phải nhập sâm
từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Bộ phận dùng và chế biến
Rễ (Radix Ginseng)
Trong y học cổ truyền người ta phân biệt hai loại chính: Hồng sâm và Bạch
sâm.
Hồng sâm: chọn củ mẫm to, nặng trên 37 g, rửa sạch đất cát, cho vào nồi chưng
chín trong khoảng 2 giờ, sau đó sấy hoặc phơi khô. Sau khi chế biến, tinh bột trong rễ
bị chín và khi khô có thể chất như sừng, củ có màu hồng, mùi thơm, vị ngọt hơi đắng.