Page 60 - Dược liệu
P. 60

Viễn chí có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh. Các thử nghiệm dược lý đã cho
                  thấy cao chiết Viễn chí có tác dụng gia tăng trí nhớ, chống thoái hóa các tế bào thần
                  kinh, sửa chữa các tổn thương trên thần kinh vốn gây ra rối loạn hành vi và trí nhớ.
                  Công dụng
                        Thuốc chữa ho. Liều dùng mỗi lần 2g, ngày 6g dưới dạng thuốc sắc. Nếu cao
                  lỏng thì dùng mỗi ngày 3 lần mỗi lần 0,5-2ml. Có thể chế dưới dạng siro: Rễ viễn chí
                  tán nhỏ 10g, nước cất 150ml. Hãm viễn chí với nước sôi trong 8 giờ. Gạn, lọc rồi thêm
                  đường theo tỉ lệ siro pha nguội.
                        Trong y học cổ truyền, viễn chí được chế biến dưới hai dạng:
                        Chích viễn chí là viễn chí đã được đun với nước cam thảo đến cạn rồi phơi khô
                  (1kg viễn chí cần 60g cam thảo).
                        Mật viễn chí là viễn chí đã được sao với mật ong (1 kg viễn chí cần 200g mật
                  ong).
                         Ngoài công dụng chữa ho, trong y học dân tộc cổ truyền còn sử dụng viễn chí
                  phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị thần kinh suy nhược, hay quên, sợ hãi.



                                                       2.3 CÁT CÁNH
                        Dược liệu là rễ  phơi hoặc sấy khô của cây Cát cánh [Platycodon grandiflorum
                  (Jacq.) A. DC. ],  họ Hoa chuông (Campanulaceae).


                   Đặc điểm thực vật và phân bố:
                        Cây thảo sống dai. Thân cao 50-80 cm. Lá
                  gần như không cuống mọc đối hoặc vòng 3-4 chiếc,
                  phiến lá hình trứng dài 3-6 cm rộng 1-2,5 cm,  mép
                  có răng cưa to. Lá phía ngọn nhỏ, có khi mọc so le.
                  Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm thưa. Đài màu
                  xanh hình chuông rộng. Tràng hình chuông màu lơ
                  nhạt. Quả hình trứng ngược. Rễ củ hình trụ, phía
                  dưới thon lại, thường ít phân nhánh. Mặt ngoài màu
                  trắng ngà có những vết nhăn ngang, dọc và vết sẹo
                  của rễ con.
                        Cây mọc hoang  và trồng ở Trung Quốc, Liên
                  Xô cũ. Cây đã được di thực vào nước ta từ năm
                  1960 nhưng chưa được trồng với quy mô lớn
                                                                                   Hình 3.10  Cát cánh
                  Bộ phận dùng và chế biến                                   Platycodon grandiflorum (Jacq.)

                                                                                          A. DC.
                        Rễ (Radix Platycodi grandiflori)
                        Thu hoạch vào thu đông hoặc mùa xuân. Đào lấy rễ, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, rửa
                  sạch, để ráo nước hoặc ủ khoảng 12 giờ, thái lát mỏng phơi hay sấy khô.


                  Thành phần hoá học
                         Hoạt chất chính là các saponin triterpenoid nhóm olean. Sau khi thủy phân thu
                  được các sapogenin: acid platycogenic, platycodigenin và acid polygalasic. Vì trong
                  phân tử có –OH ở C-16 nên các saponin của cát cánh có tính phá huyết mạnh.
                  Ngoài ra trong rễ cát cánh còn có inulin.
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65