Page 59 - Dược liệu
P. 59
Dược liệu là rễ phơi hay sấy khô của một số loài thuộc chi Polygala. Hai loài
dùng nhiều ở Việt Nam là: cây Viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd. ) và cây
Viễn chí Xiberi tức Viễn chí lá trứng (Polygala sibirica L.), họ
Viễn chí ( Polygalaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Viễn chí thuộc loài cây nhỏ, sống dai. Từ
gốc mọc lên nhiều thân nhỏ. Thân loài viễn chí
lá nhỏ nhẵn còn loài Sibêri thì có lông tơ ngắn.
Lá mọc so le, không cuống. Loài viễn chí lá nhỏ
phiến lá hẹp, nhọn còn loài Sibêri phiến rộng
hơn, hình mác. Cụm hoa chùm. Đài không đều
còn lại trên quả, 5 lá đài có hai lá bên phát triển
thành cánh; 3 cánh hoa màu xanh dính lại thành
ống không đều; 8 nhị dính liền thành 1 bó. Bầu
trên, 2 ô. Quả nang.
Loài viễn chí lá nhỏ mọc ở đông Xibêri,
xung quanh hồ Baican, loài Xibêri có ở vùng
Xibêri và một số vùng khác như Ucraina,
Capca. Ở Trung Quốc loài Xibêri có ở cả miền
Nam và Bắc, loài viễn chí lá nhỏ có ở miền
đông bắc và bắc. Hiện nay ta vẫn nhập viễn chí Hình 3.9 Viễn chí lá nhỏ
của Trung Quốc. Polygala tenuifolia Willd.
Bộ phận dùng và chế biến
Rễ ( Radix Polygalae)
Thu hoạch vào mùa mùa xuân, mùa thu, đào lấy rễ Viễn chí, loại bỏ rễ con và tạp
chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hoá học:
Saponin của Viễn chí thuộc loại
saponin triterpenoid nhóm olean.
Trên 18 saponin đã được biết trong
Viễn chí lá nhỏ được công bố. Sapogenin
của các chất này là presenegenin HO COOH
Trong viễn chí lá nhỏ còn có chất
kiềm hữu cơ là tenuidin và một đường là CH OH
2
polygalitol (= 1,5 anhydrosorbitol). RO Presenegin R= H
COOH Prosenegin R = glc
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 930)
Tác dụng
Uống với liều thích hợp saponin có trong dược liệu sẽ kích thích sự bài tiết niêm
dịch ở khí quản, có tác dụng chữa ho, long đờm, kích thích sự bài tiết nước bọt, bài tiết
các tuyến ở da và thông tiểu.