Page 57 - Dược liệu
P. 57
Dược liệu là rễ được phơi hay sấy khô của 3 loài cam thảo: Glycyrrhiza glabra
L.; Glycyrrhiza uralensis Fisch., Glycyrrhiza inflata Bat., họ Đậu (Fabaceae).
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thân thảo sống lâu năm, nhẵn, lá kép lông
chim gồm 4-8 đôi lá chét hình bầu dục hoặc thuôn,
nguyên hơi dính ở mặt dưới, lá kèm rất nhỏ. Hoa
màu xanh lơ hoặc tím, hơi nhỏ, nhiều, thành chùm
dạng bông hình trụ. Đài có lông tuyến, hình ống, gù
lên ở gốc, tràng hình bướm. Bầu không cuống, 2 đến
nhiều noãn, đầu nhụy nghiêng. Quả cong rất dẹt, mặt
quả có nhiều lông. Hạt 2-4, hình lăng kính. Rễ cam
thảo hình trụ tròn không phân nhánh, thẳng. Mặt
ngoài màu nâu đất hay đỏ nâu.
Cam thảo được trồng ở nhiều nước trên thế
giới như Trung Quốc, Mông Cổ….
Hình 3.8 Cam thảo
Bộ phận dùng : Glycyrrhiza glabra L.
Rễ (Radix Glycyrrhizae)
Rễ và thân ngầm đào lên, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, ủ đống làm cho màu trở
nên vàng, sau đó phơi và sấy khô. Rễ và thân ngầm thường được cắt thành đoạn dài 15
- 30 cm, đường kính 5 - 20 mm, bó thành từng bó.
Thành phần hoá học:
Saponin nhóm triterpenoid là nhóm hợp
chất quan trọng nhất trong Cam thảo, trong đó COOH
acid glycyrrhizic (còn gọi là acid glycyrrhizinic)
là chất quan trọng nhất O
Glycyrrhizin là 1 saponin thuộc nhóm
olean, hàm lượng từ 10–14% trong dược liệu
khô, chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất, có vị
rất ngọt (gấp 60 lần đường saccarose). Chất tinh
khiết ở dạng bột kết tinh trắng, dễ tan trong Aclg-Aclg-O Acid glycyrrhizic
nước nóng, cồn loãng, không tan trong ether và
chloroform. Ở trong cây dưới dạng muối Mg, Ca của acid glycyrrhizic.
Khi thủy phân bằng acid thì cho phần aglycon là acid glycyrrhizic và 2 phân tử acid
glucuronic.
Các flavonoid là nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo với hàm
lượng 3 – 4%. Quan trọng nhất là 2 chất liquiritin và isoliquiritin.
O OH
glc O OH glc O OH
O O
Liquiritin Isoliquiritin
Ngoài ra còn có hoạt chất estrogen steroid, dẫn chất coumarin …