Page 27 - Dược liệu
P. 27

Hạt (Semen Plantaginis) còn gọi là Sa tiền tử. Thu hái lấy quả già, giũ lấy hạt,
                  phơi hay sấy khô
                         Lá (Folium Plantaginis) . Hái lá lúc cây sắp ra hoa hay đang ra hoa, rửa sach,
                  phơi hay sấy khô.


                  Thành phần hóa học.
                        Thành phần hóa học chính của
                  toàn cây là chất nhầy, hàm lượng trong
                  lá có thể đến 20%, trong hạt có thể đến
                  40%.
                        Thành phần cấu tạo của Platasan
                  gồm có D-xylose, L-arabinose, acid D-
                  galacturonic,   L-rhamnose   và   D-galactose   theo   tỉ   lệ   tương   ứng   là   15:3:4:2:0,4.
                  Planteose là một oligosaccharid hàm lượng 1%, thủy phân bằng acid thì cho 1
                  galactose, 1 glucose và 1 fructose.
                        Ngoài chất nhầy, thành phần khác đáng chú ý trong cây là iridoid glycosid
                  (aucubosid và catalpol) và flavonoid, các acid hữu cơ, carotenoid, vit.K, vit. C


                  Tác dụng và công dụng.
                        Những dẫn chất iridoid glycosid là thành phần có tác dụng kháng khuẩn của lá
                  mã đề.
                        Hạt mã đề (còn gọi là xa tiền tử) do có chất nhầy nên có tác dụng nhuận tràng và
                  tăng thể tích phân. Chất nhầy tạo thành 1 lớp bảo vệ niêm mạc ruột nên cũng dùng làm
                  thuốc chống viêm trong bệnh viêm ruột, đau dạ dày và lỵ. Ngoài ra còn có tác dụng
                  long đờm, lợi tiểu (uống một thìa canh trước bữa cơm chiều).
                        Lá có tác dụng thông tiểu, dùng chữa những trường hợp bí tiểu tiện, tiểu tiện ra
                  máu, ngoài ra còn dùng để chữa ho. Lá tươi giã nhỏ dùng đắp mụn nhọt.


                                                     2.8 GÔM ARABIC

                          Gôm Arabic là chất tiết ra và để khô từ thân và cành của cây Acacia verek
                  Guill et Perr. (= Acacia senegal (L.) Willd.),  phân họ Trinh nữ – Mimosoidae, họ
                  Đậu, Fabaceae.

                  Đặc điểm thực vật và phân bố

                        Thuộc loại cây nhỡ cao 4-5 m có gai ngắn và cong. Lá kép 2 lần lông chim, cụm
                  hoa mọc ở nách lá, tràng hoa màu trắng, quả loại đậu thẳng, dẹt, hơi thắt ở khoảng
                  giữa các hạt.
                        Sudan là nơi cung cấp chính cho thị trường thế giới (khoảng 40.000 tấn/năm),
                  sau đó đến các vùng Tây và Nam sa mạc Sahara như Moritani, Mali, Senegal, Sad rồi
                  đến Nigeria.

                        Cách thu hoạch gôm: Người ta thu hoạch gôm ở những cây từ 3 tuổi trở lên,
                        hiệu suất cao ở những cây 5-7 tuổi. Thu hoạch vào mùa khô khi cây đã rụng lá.
                        Gôm tiết ra từ những kẽ nứt tự nhiên, nhưng thường người ta đẽo vỏ thành từng
                        băng (5 x 50cm) để gôm chảy ra được nhiều. Gôm chảy ra, khô dần, vài ba tuần
                        sau khi bóc vỏ thì bắt đầu lấy gôm, lúc này phần giữa cục gôm vẫn chưa rắn
   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32