Page 25 - Dược liệu
P. 25
Rễ củ phình to hay còn gọi là củ (Tuber Dioscoreae persimilis)
Chế biến củ mài thành vị dược liệu Hoài sơn như sau : Củ mài đào về rửa sạch
đất, gọt vỏ, ngâm nước phèn chua 2-4 giờ, vớt ra cho vào lò sấy diêm sinh đến khi củ
mềm, mang ra phơi hay sấy cho se, đem gọt và lăn thành trụ tròn. Tiếp tục sấy diêm
sinh một ngày một đêm nữa rồi đem phơi hay sấy. Sau khi chế biến, hoài sơn có hình
trụ tròn dài 8-20cm, đường kính 1-3 cm. Mặt ngoài trắng hay vàng ngà. Vết bẻ có
nhiều bột, không có xơ, rắn chắc, không mùi vị.
Thành phần hóa học
Hiện nay mới biết thành phần chủ yếu là tinh bột, chất nhầy.
Kiểm nghiệm dược liệu
Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 730)
Công dụng
Thuốc bổ tỳ, bổ thận, chữa lỵ mạn tính, tiểu đường, đái đêm, di tinh, mồ hôi
trộm, chóng mặt, hoa mắt, đau lưng.
Ngày dùng 12-24 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
2.6 TRẠCH TẢ
Dược liệu là thân rễ khô đã cạo sạch vỏ ngoài của cây Trạch tả [Alisma orientalis
(Sam.) Juzep.], họ Trạch tả (Alismataceae.)
Đặc điểm thực vật và phân bố
Cây thảo cao 0,6-1 m. Lá mọc
thành cụm ở gốc. Phiến là hình trứng
đỉnh nhọn. Hoa hợp thành tán, đều,
lưỡng tính, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh
hoa màu trắng, 6 nhị, nhiều lá noãn rời
nhau xếp xoắn ốc. Quả phức. Thân rễ
trắng hình cầu hay hình con quay. Trạch
tả có mọc hoang ở các ruộng lầy ở Lào
Cai, Thái Nguyên,. Được trồng ở Hà
Tây, Hưng Yên, Nam Hà
Bộ phận dùng và chế biến
Thân rễ (Rhizoma Alismatis)
Vào mùa đông khi thân lá bắt đầu
khô héo, lấy thân rễ rửa sạch, bỏ rễ con
và vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô.
Hình 2.6. Trạch tả
Alisma orientalis (Sam.) Juzep.
Thành phần hóa học
Tinh bột 23%, Iod 6,10 mg/kg, Mn
1,2%.