Page 20 - Dược liệu
P. 20

1.3.1.4. Công dụng:
                        Gôm và chất nhầy được ứng dụng trong kỹ nghệ dệt, thực phẩm, mỹ phẩm….
                        Trong bào chế, gôm thường được dùng làm chất nhũ hóa, làm tá dược. Một số
                  dược liệu chứa chất nhầy thường có tác dụng chữa ho và làm liền vết thương. Thạch
                  (Agar-Agar) dùng chữa táo bón và chế môi trường nuôi cấy vi khuẩn. Alginat có tính
                  chất trương nở và không hấp thu gây cảm giác đầy bụng nên dùng chống béo phì.
                  Trong trường hợp hẹp môn vị không dùng. Dung dịch keo alginat có tính bám dính và
                  bao nên dùng điều trị loét và bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. Calci alginat có tính
                  cầm máu nhanh nên dùng trong các vết thương chảy máu. Acid alginic và alginat dùng
                  làm tá dược rã trong viên nén, chất ổn định nhũ dịch, kem và thuốc mỡ.
                  1.3.2. Pectin
                        Pectin là những carbohydrat có phân tử lớn mà phần chính của phân tử cấu tạo
                  bởi acid polygalacturonic, thường gặp trong các bộ phận của cây và một số tảo, đặc
                  biệt trong cùi (vỏ quả giữa) của một số cây họ cam (Rutaceae).
                  1.3.2.1. Phân loại: Gồm 2 loại
                        Những chất pectin hoà tan, có trong dịch tế bào. Gồm acid pectic và pectin (acid
                  pectinic).
                        Prototecpin là dạng không hoà tan nằm trong thành tế bào và các lớp gian bào,
                  giúp cho các quả xanh có độ cứng nhất định.
                  1.3.2.2. Công dụng:
                        Pectin dùng làm thuốc cầm máu đường ruột, uống dung dịch 1 – 2%, 40 – 80ml
                  trong 24 giờ.
                        Pectin còn dùng làm tác nhân nhũ hoá tốt khi kết hợp với gôm arabic.


                  2. Các dược liệu chứa carbohydrat

                  DƯỢC LIỆU CHỨA TINH BỘT

                                                        2.1 CÁT CĂN

                       Cát căn là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sắn
                  dây (Pueraria thomsonii Benth.), Họ Đậu (Fabaceae).

                   Đặc điểm thực vật và phân bố
                        Sắn dây là một loại dây leo, dài có thể đến 10m, lá
                  kép gồm 3 lá  chét. Cuống lá chét giữa dài, cuống lá chét
                  2 bên ngắn. Lá chét có thể phân thành 2-3 thùy. Hoa
                  màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả loại đậu có
                  lông. Củ dài to nặng, nhiều xơ.
                        Được   trồng  ở   khắp   nơi  trên   nước  ta,   có  vùng
                  chuyên trồng như huyện Châu Thành, Tỉnh Tây Ninh
                  Bộ phận dùng và chế biến
                        Rễ củ ( Radix  Puerariae  thomsonii )
                        Để có dược liệu Cát căn chế biến như sau: Lấy rễ
                  củ   của cây sắn dây rửa sạch, bóc bỏ lớp vỏ dày bên
                  ngoài, cắt thành khúc. Sau đó xông diêm sinh rồi phơi
                  hoặc sấy khô. Loại trắng ít xơ là loại tốt.                       Hình 2.2.  Sắn dây
























































                                                                                 Pueraria thomsonii Benth.
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25