Page 21 - Dược liệu
P. 21

Thành phần hóa học
                        Rễ các loài Pueraria đều chứa tinh bột, tỉ lệ khoảng 12-15% (theo tươi). Ngoài ra
                  còn   có   các   chất   flavonoid   thuộc   nhóm   isoflavonoid:   puerarin,   daidzin,   daizein,
                  formonetin. Các chất pueraria glycosid (PG)   và puerarol. Các glycosid ở đây đều
                  thuộc C-glycosid trừ chất daidzin là O-glycosid và PG 6  là vừa C vừa O-glycosid, còn
                  puerarol là một chất dẫn coumestan.


                  Kiểm nghiệm dược liệu
                       Dược liệu được kiểm nghiệm theo DĐVN IV (tr. 880)

                  Tác dụng và công dụng
                        Puerarin, hoạt chất của cát căn, được hấp thu hoàn toàn qua ruột bằng đường
                  uống. Sau khi hấp thu, puerarin được liên kết với albumin của huyết tương (42%),
                  được phân bố chủ yếu trong gan và thận, được thải trừ sau khi chuyển hóa trong gan,
                  chỉ 10% của liều hấp thu được thải qua nước tiểu ở dạng không bị biến đổi .
                        Daizein là chất có tác dụng estrogen giống như stilboestrol.
                        Theo y học cổ truyền, cát căn là một vị thuốc chữa sốt, nhức đầu, khát nước, kiết
                  lỵ, ban sởi. Tinh bột sắn dây pha với nước thêm đường uống để giải khát.
                        Nghiên cứu gần đây cho thấy các trường hợp bị bệnh mạch vành nếu cho uống
                  thêm cát căn hoặc tiêm puerarin thì bệnh nhân giảm nhẹ cơn đau. Thuốc làm giãn động
                  mạch vành, hạ huyết áp, tiêu hao oxy của cơ tim giảm, năng lực của cơ tim nâng cao.
                        Ngoài ra trong y học cổ truyền còn dùng hoa của sắn dây với tên “Cát hoa” để
                  làm thuốc giã rượu.



                                                      2.2 MẠCH NHA
                        Mạch nha  là quả chín nẩy mầm phơi khô của cây lúa Đại mạch (Hordeum
                  vulgare L.), họ Lúa ( Poaceae)


                   Đặc điểm thực vật và phân bố
                        Cây đại mạch là một loại cây ngũ cốc, mọc hàng năm. Mỗi năm thế  giới sản xuất
                  khoảng 100 triệu tấn (Bắc Mỹ, Liên Xô cũ, Trung quốc, Tây Âu).


                  Bộ phận dùng và chế biến
                         Quả chín nảy mầm (Fructus Hordei germinatus)
                         Chế biến thành dược liệunhư sau: cho hạt nẩy mầm, khi một số mầm bắt đầu
                  xanh đem phơi nắng cho khô.


                  Thành phần hóa học
                        Cũng như các loại ngũ cốc khác, tinh bột là thành phần chính, các thành phần
                  khác: protein, lipid, vitamin, chất khoáng. Trong hạt đại mạch nẩy mầm giàu các
                  enzym.   Dưới   tác   dụng   của   enzym,   tinh   bột   chuyển   thành   dextrin   và   maltose,
                  saccharose chuyển thành đường nghịch đảo, protein chuyển thành pepton, polypeptid
                  thành amino acid. Do đó mạch nha là thức ăn rất dễ tiêu cho người ốm và trẻ em.
                  Trong mầm hạt đại mạch có chứa một lượng nhỏ alcaloid (0,1-0,5%) gồm 2 chất:
                  hordenin và gramin.
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26